Định lý con bướm

Minh họa định lý con bướm.

Định lý con bướm là một định lý trong hình học Euclid, có thể được phát biểu như sau:

Cho dây cung PQ của một đường tròntrung điểm M của nó. Vẽ hai dây cung ABCD khác của đường tròn đi qua M. Gọi giao điểm của ADBC với PQ tương ứng là XY. Khi đó M cũng là trung điểm của XY.

Chứng minh

Gọi X {\displaystyle X'} X {\displaystyle X''} lần lượt là hình chiếu vuông góc của X trên các đoạn thẳng AMDM. Tương tự, gọi Y {\displaystyle Y'} Y {\displaystyle Y''} lần lượt là hình chiếu của Y trên đoạn thẳng BMCM.

Chứng minh của định lý con bướm.

Do

M X X M Y Y {\displaystyle \triangle MXX'\sim \triangle MYY'}
M X M Y = X X Y Y {\displaystyle {MX \over MY}={XX' \over YY'}}
M X X M Y Y {\displaystyle \triangle MXX''\sim \triangle MYY''}
M X M Y = X X Y Y {\displaystyle {MX \over MY}={XX'' \over YY''}}
A X X C Y Y {\displaystyle \triangle AXX'\sim \triangle CYY''}
X X Y Y = A X C Y {\displaystyle {XX' \over YY''}={AX \over CY}}
D X X B Y Y {\displaystyle \triangle DXX''\sim \triangle BYY'}
X X Y Y = D X B Y {\displaystyle {XX'' \over YY'}={DX \over BY}}
Mở rộng của Sharygin

Từ các đẳng thức trên, ta có

( M X M Y ) 2 = X X Y Y . X X Y Y = A X . D X C Y . B Y {\displaystyle \left({MX \over MY}\right)^{2}={XX' \over YY'}.{XX'' \over YY''}={AX.DX \over CY.BY}}
= P X . Q X P Y . Q Y {\displaystyle ={PX.QX \over PY.QY}} (xem Phương tích)
= ( P M X M ) . ( M Q + X M ) ( P M + M Y ) . ( Q M M Y ) = P M 2 M X 2 P M 2 M Y 2 {\displaystyle ={(PM-XM).(MQ+XM) \over (PM+MY).(QM-MY)}={PM^{2}-MX^{2} \over PM^{2}-MY^{2}}} (do PM = MQ)

Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau:

M X 2 M Y 2 = P M 2 M X 2 P M 2 M Y 2 = P M 2 P M 2 = 1 {\displaystyle {MX^{2} \over MY^{2}}={PM^{2}-MX^{2} \over PM^{2}-MY^{2}}={PM^{2} \over PM^{2}}=1}

Từ đó suy ra MX = MY, hay M là trung điểm của XY.

Mở rộng

Mở rộng định lý con bướm của Sharygin. Trên dây cung AB của đường tròn lấy điểm M, N sao cho AM=BN, đường thẳng qua M cắt đường tròn tại hai điểm P, Q, đường thẳng qua N cắt đường tròn tại hai điểm R, S. PR, SQ cắt AB tại hai điểm K, L khi đó MK=LN.

Tham khảo

Liên kết ngoài

  • Định lý con bướm tại Cut-The-Knot.
  • Một định lý con bướm tổng quát hơn tại Cut-The-Knot.
  • Chứng minh Định lý con bướm tại PlanetMath.
  • Weisstein, Eric W., "Butterfly Theorem" từ MathWorld.
Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến toán học này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s