Ban kiểm soát (công ty)

Quản trị kinh doanh
 • Công ty  • Doanh nghiệp  • Tập đoàn
 · Con dấu

 · Hiến pháp công ty  · Hợp đồng  · Khả năng thanh toán của công ty  · Luật phá sản  · Luật thương mại  · Luật thương mại quốc tế  · Sáp nhập và mua lại  · Thừa kế vĩnh viễn  · Thực thể pháp lý  · Tội phạm công ty  · Tố tụng dân sự

 · Trách nhiệm pháp lý của công ty
 · Kế toán hành chính sự nghiệp

 · Kế toán quản trị  · Kế toán tài chính  · Kế toán thuế  · Kiểm toán

 · Nguyên lý kế toán
 · Dự báo trong kinh doanh

 · Đạo đức kinh doanh  · Hành vi khách hàng  · Hệ thống kinh doanh  · Hoạt động kinh doanh  · Kế hoạch kinh doanh  · Kinh doanh quốc tế  · Mô hình kinh doanh  · Nguyên tắc đánh giá kinh doanh  · Nghiệp vụ ngoại thương (Thương mại quốc tế)  · Phân tích hoạt động kinh doanh  · Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh  · Quá trình kinh doanh

 · Thống kê kinh doanh
 · Kiến trúc tổ chức

 · Hành vi tổ chức  · Giao tiếp trong tổ chức  · Văn hóa của tổ chức  · Mâu thuẫn trong tổ chức  · Phát triển tổ chức  · Kỹ thuật tổ chức  · Phân cấp tổ chức  · Mẫu mô hình tổ chức  · Không gian tổ chức

 · Cấu trúc tổ chức
 · Khoa học Thống kê

 · Marketing  · Nghiên cứu thị trường  · Nguyên lý thống kê  · Quan hệ công chúng  · Quản trị học  · Tâm lý quản lý  · Phương pháp định lượng trong quản lý

 · Thống kê doanh nghiệp
 · Định hướng phát triển

 · Hoạch định tài nguyên doanh nghiệp (Hệ thống thông tin quản lý)  · Kinh doanh điện tử  · Kinh doanh thông minh  · Phát triển nhân lực  · Quản lý bán hàng  · Quản lý bảo mật  · Quản lý cấu hình  · Quản lý công nghệ  · Quản lý công suất  · Quản lý chất lượng  · Quản lý chiến lược  · Quản lý chuỗi cung cấp  · Quản lý dịch vụ  · Quản lý dự án (Quản lý đầu tư)  · Quản lý giá trị thu được  · Quản lý hạ tầng  · Quản lý hồ sơ  · Quản lý khôi phục  · Quản lý mạng  · Quản lý mâu thuẫn  · Quản lý môi trường  · Quản lý mua sắm  · Quản lý năng lực  · Quản lý nguồn lực  · Quản lý người dùng  · Quản lý nhân sự (Quản lý tổ chức)  · Quản lý phát hành  · Quản lý phân phối  · Quản lý quan hệ khách hàng  · Quản lý rủi ro (Quản lý khủng hoảng)  · Quản lý sản phẩm  · Quản lý sản xuất  · Quản lý sự cố  · Quản lý tài chính  · Quản lý tài năng (Quản lý nhân tài)  · Quản lý tài nguyên  · Quản lý tài sản  · Quản lý tích hợp  · Quản lý tính liên tục  · Quản lý tính sẵn sàng  · Quản lý tuân thủ  · Quản lý thay đổi  · Quản lý thương hiệu  · Quản lý thương mại (Quản lý tiếp thị)  · Quản lý tri thức  · Quản lý truyền thông  · Quản lý văn phòng  · Quản lý vấn đề  · Quản lý vận hành (Quản lý hoạt động)  · Quản lý vòng đời sản phẩm  · Quản trị hệ thống  · Tổ chức công việc  · Tổ chức hỗ trợ  · Thiết kế giải pháp  · Thiết kế quy trình (Quản lý quy trình)

 · Xây dựng chính sách
 · Marketing

 · Nghiên cứu Marketing  · Quan hệ công chúng

 · Bán hàng
Chủ đề Kinh tế
  • x
  • t
  • s

Ban Kiểm soát (Board of Supervisors) của một công ty có nhiệm vụ giống như các cơ quan tư pháp trong mô hình tam quyền phân lập nhằm giúp các cổ đông kiểm soát hoạt động quản trị và quản lý điều hành công ty.

Cơ cấu Ban kiểm soát

Cơ cấu Ban kiểm soát thường bao gồm:

1. Trưởng ban Kiểm soát

2. Thành viên Ban kiểm soát chuyên trách

3. Thành viên Ban kiểm soát không chuyên trách

Việc bầu Ban kiểm soát

Các chức danh của Ban kiểm soát thường có nhiệm kỳ từ 3 - 5 năm trùng với nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị và phải do Đại hội cổ đông bầu ra. Chu trình thực hiện là Đại hội cổ đông bầu ra Ban kiểm soát. Ban kiểm soát bầu các chức danh cụ thể trong nội bộ ban. Thông thường, trong ban, dù ít người cũng phải có ít nhất một thành viên có trình độ chuyên môn về kế toán, kiểm toán.

Thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

Các giới hạn về khả năng và đạo đức của thành viên Ban kiểm soát

Thành viên Ban kiểm soát cần có một số điều kiện cốt yếu, thể hiện trong các quy định về tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Ban kiểm soát như:

- Từ 21 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp;

- Không phải là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng Giám đốc và người quản lý khác. Điểm này sẽ hạn chế các thông đồng hoặc hành vi không chuẩn của thành viên Ban kiểm soát.

- Thành viên Ban kiểm soát không được giữ các chức vụ quản lý công ty.

- Thành viên Ban kiểm soát cũng không nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao động của Công ty.

Các quyền hạn và nhiệm vụ của Ban kiểm soát

  • Kiểm soát toàn bộ hệ thống tài chính và việc thực hiện các quy chế của công ty: Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính theo các định kỳ của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị lên Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên.

Xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của Công ty, các công việc quản lý, điều hành hoạt động của Công ty bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông.

  • Kiểm tra bất thường: Khi có yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông, Ban Kiểm soát thực hiện kiểm tra trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Ban kiểm soát phải báo cáo giải trình về những vấn đề được yêu cầu kiểm tra đến Hội đồng quản trị và cổ đông và nhóm cổ đông có yêu cầu.
  • Can thiệp vào hoạt động công ty khi cần: Kiến nghị Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng Cổ đông các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.
  • Khi phát hiện có thành viên Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng Cổ đông, Tổng Giám đốc vi phạm nghĩa vụ của người quản lý công ty phải thông báo ngay bằng văn bản với Hội đồng quản trị, yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả.

Vị thế của Ban kiểm soát trong công ty

Theo các quy chế mới nhất, Ban kiểm soát có vị thế tương đối độc lập và khá cao. Về mô hình, Ban kiểm soát có thể ngang cấp với Hội đồng quản trị và trên cả Ban giám đốc. Song trên thực tế, Ban kiểm soát còn rất nhiều khó khăn để đạt được vị trí chỉ ngang bằng so với cả Ban giám đốc.

Nguyên nhân của tình trạng này có nhiều, song chủ yếu do các thành viên Ban kiểm soát thường là những người nắm giữ ít cổ phiếu của công ty. Họ gần như không bao giờ là đại cổ đông của công ty.

Đạo luật Sarbanes-Oxley đã xác định vai trò và vị thế mới của Ban kiểm soát, song thực tế để đạt được những điều căn bản như vậy không phải dễ dàng, nhất là trong hoàn cảnh Việt Nam.

Tham khảo

  • Mô hình, tổ chức Ban kiểm soát trong các Doanh nghiệp Việt Nam Lưu trữ 2009-06-23 tại Wayback Machine
  • Ban kiểm soát trong công ty cổ phần
  • x
  • t
  • s
Ban giám đốc
  • Giám đốc hành chính
  • Giám đốc phân tích
  • Trưởng phòng kiểm toán
  • Giám đốc thương hiệu
  • Giám đốc kinh doanh
  • Giám đốc kênh bán hàng
  • Giám đốc thương mại
  • Giám đốc truyền thông
  • Giám đốc pháp chế
  • Giám đốc nội dung
  • Giám đốc sáng tạo
  • Giám đốc dữ liệu
  • Giám đốc kỹ thuật số
  • Tổng giám đốc điều hành
  • Trưởng phòng kinh nghiệm
  • Giám đốc tài chính
  • Trưởng phòng quản lý tài nguyên
  • Giám đốc công nghệ thông tin
  • Trưởng phòng an ninh thông tin
  • Giám đốc đổi mới
  • Giám đốc đầu tư
  • Giám đốc tri thức
  • Giám đốc học thuật
  • Giám đốc pháp lý
  • Trưởng phòng Marketing
  • Giám đốc y tế
  • Giám đốc mạng
  • Giám đốc điều hành
  • Giám đốc quản lý thu mua
  • Giám đốc sản phẩm
  • Giám đốc nghiên cứu
  • Giám đốc tái cơ cấu
  • Giám đốc doanh thu
  • Giám đốc quản lý rủi ro
  • Giám đốc khoa học
  • Giám đốc chiến lược
  • Giám đốc công nghệ
  • Giám đốc thị trường
  • Trưởng phòng quản trị website
Các vị trí khác
Liên quan