Chiến dịch quần đảo Nhật Bản

Lực lượng đặc nhiệm 38, thuộc Hạm đội thứ ba của Hoa Kỳ điều động ngoài khơi Nhật Bản, ngày 17 tháng 8 năm 1945, hai ngày sau khi Nhật Bản đồng ý đầu hàng.
  • x
  • t
  • s
Mặt trận Thái Bình Dương
Trung Thái Bình Dương

Đông Nam Á

Tây Nam Thái Bình Dương

Bắc Mỹ

  • Quần đảo Aleut
  • Ellwood
  • Estevan Point Lighthouse
  • Đồn Stevens
  • Không kích Trạm quan sát
  • Tấn công bằng khinh khí cầu

Quần đảo Nhật Bản

Chiến tranh Trung-Nhật

Chiến dịch Mãn Châu

Chiến dịch quần đảo Nhật Bản là một chiến dịch quân sự diễn ra trong Chiến tranh thế giới thứ hai giữa quân đội Đế quốc Nhật BảnPhe Đồng Minh ngay trên chính quốc Nhật. Chiến dịch bắt đầu từ tháng 6 năm 1944 đến tháng 8 năm 1945 với sự thất bại của phía Nhật Bản, đánh dấu sự kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai.

Không kích Nhật Bản

Nhật Bản bị không kích lần đầu vào ngày 18 tháng 4 năm 1942 với cuộc Không kích Doolittle. Tuy chỉ gây được tổn thất nhỏ về vật chất cho phía Nhật (50 chết, 400 bị thương, 200 công trình bị phá hủy) và bị mất toàn bộ máy bay B-25 cùng với 11 thành viên đội bay, nhưng cuộc không kích đã làm tâm lý cuộc chiến thay đổi đáng kể: Nó cho thấy Nhật Bản rất mong manh trước các cuộc tập kích đường không, hạ thấp cũng như xốc dậy tinh thần của hai phía.

Các cuộc không kích tiếp theo nhằm vào quần đảo Kuril từ tháng 7 năm 1943 đến những tháng cuối cùng của cuộc chiến. Chúng được thực hiện với quy mô nhỏ nhưng làm Nhật Bản phải huy động một lực lượng đáng kể để ngăn chặn cuộc tiến công từ phía Bắc của Hoa Kỳ.

Những cuộc tàn phá khủng khiếp ở Nhật Bản chỉ bắt đầu từ tháng 6 năm 1944, khi Khối Đồng Minh, chủ yếu là Hoa Kỳ, tiến hành ném bom chiến lược nhằm vào các thành phố lớn và các mục tiêu quan trọng khác. Mặc dù kế hoạch ném bom quy mô lớn được vạch ra từ trước chiến tranh, nhưng nó chưa được thực hiện khi các máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-29 chưa sẵn sàng. Từ tháng 6 năm 1944 đến tháng 1 năm 1945, B-29 được chuyển từ Ấn Độ sang Trung Quốc để tiến hành một loạt cuộc tập kích, nhưng những cố gắng trên vẫn chưa hoàn toàn thành công.

Chiến dịch quần đảo Ogasawara và Ryukyu

Chiến dịch quần đảo Ogasawara và Ryukyu là hàng loạt các trận đánh và các cuộc đụng độ giữa quân Đồng Minh và lực lượng Quân đội Hoàng gia Nhật Bản ở Thái Bình Dương trong Chiến tranh thế giới thứ hai từ giữa tháng 1 đến tháng 6 năm 1945.

Chiến dịch đã diễn ra tại quần đảo Ogasawara và nhóm đảo Ryukyu. Hai trận đánh lớn trên đất liền là Trận Iwo Jima (16 tháng 2 - 26 tháng 3 năm 1945) và Trận Okinawa (1 tháng 4 - 21 tháng 6 năm 1945). Một trong những trận hải chiến lớn nhất là Chiến dịch Ten-Go (7 tháng 4 năm 1945). Chiến dịch là một phần tiếp theo trong kế hoạch của Đồng Minh đổ bộ lên Nhật Bản, quân Đồng Minh đã giành được chiến thắng nhưng họ đã phải trả giá rất đắt.

Vụ nổ bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki

Theo lệnh của Tổng thống Harry S Truman, ngày 6 tháng 8 năm 1945, quả bom nguyên tử thứ nhất mang tên Little Boy đã được thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Sau đó 3 hôm, ngày 9 tháng 8 năm 1945, quả bom thứ hai mang tên Fat Man đã phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki. Theo ước tính, 140.000 người dân Hiroshima đã chết bởi vụ nổ cũng như bởi hậu quả của nó. Số người thiệt mạng ở Nagasaki là 74.000. Ở cả hai thành phố, phần lớn người chết là thường dân.Vụ ném bom này đã làm rúng động cả thế giới và cũng là tiền đề cho việc phát triển vũ khí hạt nhân.

Đám mây hình nấm do quả bom nguyên tử Fat Man ném xuống Nagasaki, Nhật Bản

Nhật Bản đầu hàng

Đến tháng 8 năm 1945, Quân đội Hoàng gia Nhật Bản phải đối mặt với những cuộc xâm lược của Đồng minh vào Nhật Bản sắp xảy ra. Mặc dù công khai tuyên bố ý định chiến đấu cuối cùng, các nhà lãnh đạo Nhật Bản xúc tiến việc yêu cầu Liên Xô làm trung gian hòa bình. Nhưng lúc này, Liên Xô đang chuẩn bị tấn công Nhật Bản để thực hiện cam kết từ Hội nghị Yalta.

Ngày 6 tháng 8 và 9 tháng 8 năm 1945, Mỹ ném bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki. Liên Xô vào ngày 9 tháng 8, bất ngờ xâm lược Mãn Châu là một thuộc địa của Đế quốc Nhật Bản, vi phạm tính trung lập Hiệp ước Xô-Nhật ký vào năm 1939. Với hai cú sốc này, Thiên hoàng Hirohito can thiệp, lệnh chấp nhận Tuyên bố Potsdam của Đồng minh, tuyên bố đã thiết lập các điều khoản để kết thúc chiến tranh. Sau một vài ngày của cuộc đảo chính Thiên hoàng Hirohito, ngày 15 tháng 8, đoạn băng ghi âm của Thiên hoàng về việc chấp nhận Tuyên bố Posdam được phát trên đài phát thanh.

Tướng Mỹ Douglas McArthur ký nhận đầu hàng vô điều kiện của Nhật

Ngày 28 tháng 8, chỉ huy lực lượng liên quân Đồng minh đến Nhật Bản. Lễ ký hiệp ước đầu hàng tổ chức vào ngày 2 tháng 9 trên chiến hạm Mỹ Missouri, các quan chức chính phủ Nhật Bản đã ký kết văn kiện đầu hàng, chính thức kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai.[1]Hằng năm , người dân trên thế giới ăn mừng ngày này kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ 2.

  • x
  • t
  • s
Chiến tranh thế giới thứ hai
Châu Âu (Tây Âu • Đông Âu) • Châu Á và Thái Bình Dương (Trung Quốc • Đông Nam Á • Bắc và Trung Thái Bình Dương • Tây Nam Thái Bình Dương) • Địa Trung Hải và Trung Đông (Bắc Phi • Đông Phi • Trung Đông) • Đại Tây Dương • Bắc Cực • Châu Mỹ • Ấn Độ Dương • Tây Phi • Mặt trận không chiến
Thương vong • Trận đánh • Hội nghị • Nhà chỉ huy
Tham chiến
Đồng Minh
(Lãnh đạo)
Hoa Kỳ • Liên Xô • Anh • Pháp • Trung Quốc • Tiệp Khắc • Ba Lan • Ấn Độ • Úc • New Zealand • Nam Phi • Canada • Na Uy • Bỉ • Hà Lan • Ai Cập • Hy Lạp • Nam Tư • Philippines • Mexico • Brazil • Ý • Romania • Bulgaria • Ethiopia
Phe Trục
(Lãnh đạo)
Đức Quốc xã • Phát xít Ý • Đế quốc Nhật Bản • Slovakia • Bulgaria • Croatia • Phần Lan • Hungary • Iraq • Romania • Thái Lan • Mãn Châu quốc • Chính phủ Vichy
Lực lượng
kháng chiến
Albania · Áo • Các quốc gia vùng Baltic · Bỉ • Séc • Đan Mạch • Estonia • Ethiopia • Pháp • Đức • Hy Lạp • Ý • Do Thái • Triều Tiên • Latvia · Luxembourg • Hà Lan • Na Uy • Philippines • Ba Lan • Thái Lan • Liên Xô • Slovakia • Miền Tây Ukraine • Việt Nam • Nam Tư • Quân đội Quốc gia Ấn Độ
Niên biểu
Nguyên nhân
Châu Phi • Châu Á • Châu Âu
1939
Cuộc xâm lược Ba Lan • Trận chiến Đại Tây Dương • Chiến tranh kỳ quặc • Chiến tranh Mùa Đông
1940
1941
Cuộc xâm lược Nam Tư • Mặt trận Nam Tư • Trận Hy Lạp • Trận Crete • Chiến tranh Anh-Iraq • Cuộc vây hãm Tobruk  • Chiến dịch Syria-Liban  • Chiến dịch Barbarossa • Mặt trận Phần Lan  • Trận Kiev • Cuộc xâm chiếm Iran • Krym-Sevastopol • Trận Leningrad • Trận Moskva • Chiến dịch Crusader • Trận Trân Châu Cảng • Xâm chiếm Thái Lan • Trận Hồng Kông • Trận Guam • Trận đảo Wake • Chiến dịch Mã Lai • Chiến dịch Đông Ấn Hà Lan • Chiến dịch Philippines • Chiến dịch Borneo
1942
1943
1944
Monte Cassino và Anzio • Hữu ngạn Dniepr • Giải phóng Leningrad • Trận Narva • Giải phóng Krym • Chiến dịch Bão tố • Chiến dịch Ichi-Go • Chiến dịch Neptune • Chiến dịch Overlord • Quần đảo Mariana và Palau • Chiến dịch Bagration • Lvov–Sandomierz • Phòng tuyến Tannenberg • Khởi nghĩa Warszawa • Iaşi-Chişinău • Giải phóng Paris • Phòng tuyến Gothic • Trận San Marino • Giải phóng Romania  • Giải phóng Bulgaria  • Chiến dịch Baltic  • Đông Carpath  • Chiến dịch Market Garden • Chiến dịch Crossbow • Chiến dịch Pointblank • Chiến dịch Beograd • Chiến tranh Lapland • Chiến dịch Debrecen  • Chiến dịch Budapest • Trận chiến vịnh Leyte • Trận Ardennes • Miến Điện 1944–1945
1945
Chiến dịch Wisla-Oder • Chiến dịch Gratitude  • Tây Carpath • Trận Iwo Jima • Đồng Minh tiến vào Tây Đức  • Morava • Bratislava • Trận Okinawa • Chiến dịch Viên • Tổng tiến công tại Ý • Chiến dịch Berlin • Chiến dịch Praha • Đức Quốc Xã đầu hàng (tài liệu) • Kế hoạch Hula  • Chiến dịch Mãn Châu • Trận Manila · Chiến dịch Borneo • Vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki • Chiếm đóng quần đảo Kuril • Nạn đói 1945 ở Việt Nam  • Đế quốc Nhật Bản đầu hàng
Khía cạnh
khác
Tổng quan
Blitzkrieg • Tác chiến chiều sâu • So sánh quân hàm • Ngoại giao • Mật mã • Hậu phương • Dự án Manhattan • Dự án vũ khí hạt nhân của Liên Xô • Huân chương quân sự • Khí tài quân sự • Sản xuất quân sự • Khoa học kỹ thuật • Chiến tranh tổng lực • Phản chiến • Phụ nữ
Hệ quả
Tội ác
chiến tranh
Tội ác chiến tranh của Đồng Minh • Tội ác chiến tranh của Đức • Tội ác chiến tranh của Ý • Tội ác chiến tranh của Nhật Bản • Holocaust • Tội ác chiến tranh của Liên Xô • Tội ác chiến tranh của Hoa Kỳ • Ném bom dân thường • Nạn đói Bengal năm 1943
Tội ác hãm hiếp: Hãm hiếp trong thời gian chiếm đóng Nhật Bản • Hãm hiếp Nam Kinh • Phụ nữ giải khuây • Nhà thổ quân đội Đức Quốc Xã • Nhà thổ trong trại tập trung • Hãm hiếp trong thời gian chiếm đóng Đức
Tù binh
Tù binh Ý ở Liên Xô • Tù binh Nhật ở Liên Xô • Tù binh Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai • Tù binh Đức ở Liên Xô • Tù binh Liên Xô ở Đức
Thể loại  · Chủ đề · Dự án
 Từ điển ·  Thông tin ·  Danh ngôn ·
 Văn kiện và tác phẩm ·  Hình ảnh và tài liệu ·  Tin tức

Tham khảo

  1. ^ USS Missouri Instrument of Surrender, WWII, Pearl Harbor, Historical Marker Database, www.hmdb.org, Retrieved 2012-03-27.