Lẹo

Lẹo
Chắp, viêm cấp tuyến ở đáy lông mi do nhiễm trùng
Lẹo ngoài ở mi mắt trên
Chuyên khoaKhoa mắt
ICD-10H00.0
ICD-9-CM373.11
DiseasesDB12583
MedlinePlus001009
eMedicineemerg/755
MeSHD006726

Lẹo hay mắt lẹo là một tình trạng nhiễm trùng tuyến nhờn ở mi mắt[1], tạo ra một vùng lồi đỏ ấn đau ở vùng rìa của mi mắt.[2][3] Lẹo có thể là lẹo ngoài hoặc lẹo trong.[4]

Nguyên nhân của lẹo thường là do nhiễm vi trùng gây bệnh bởi Staphylococcus aureus[4][5] Lẹo trong là do nhiệm trùng tuyến meibom còn lẹo ngoài là do nhiễm trùng tuyến Zeis.[3] Khác với lẹo, chắp là khi tuyến nhờn bị tắc mà không có nhiễm trùng.[1] Chắp thường ở giữa mi mắt chứ không ở vùng rìa và thường không gây đau.[3]

Thông thường lẹo tự mất sau một vài ngày hay tuần mà không cần điều trị đặc hiệu.[4] Các khuyến cáo để đẩy nhanh tốc độ lành có chườm ấm.[3] Một vài trường hợp được khuyến cáo tra thuốc mỡ kháng sinh.[5] Các biện pháp này tuy thường được khuyến cáo nhưng bằng chứng nghiên cứu ủng hộ không mạnh.[4] Tần suất bệnh lẹo hiện vẫn chưa rõ. Lẹo có thể xảy ra ở bất kì độ tuổi nào.[6]

Chú thích

  1. ^ a b “Eyelid Disorders Chalazion & Stye”. NEI. ngày 4 tháng 5 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2016.
  2. ^ “Hordeolum (Stye)”. PubMed Health. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2016.
  3. ^ a b c d Carlisle, RT; Digiovanni, J (ngày 15 tháng 7 năm 2015). “Differential Diagnosis of the Swollen Red Eyelid”. American family physician. 92 (2): 106–12. PMID 26176369.
  4. ^ a b c d Lindsley, K; Nichols, JJ; Dickersin, K (ngày 30 tháng 4 năm 2013). “Interventions for acute internal hordeolum”. The Cochrane database of systematic reviews (4): CD007742. PMID 23633345.
  5. ^ a b Deibel, JP; Cowling, K (tháng 5 năm 2013). “Ocular inflammation and infection”. Emergency medicine clinics of North America. 31 (2): 387–97. PMID 23601478.
  6. ^ Ferri, Fred F. (2016). Ferri's Clinical Advisor 2017: 5 Books in 1 (bằng tiếng Anh). Elsevier Health Sciences. tr. 1219. ISBN 9780323448383.


Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s