Quyền tự do hiệp hội

Quyền tự do hiệp hội là quyền của các cá nhân được tự do liên kết, tập hợp lại với nhau thành nhóm để theo đuổi những hoạt dộng tập thể hướng đến những lợi ích, mục đích hay sự quan tâm chung. Đó là một trong những quyền tự do căn bản. Tự do hiệp hội cũng có nghĩa là được quyền không tham gia một nhóm, hay một hội cũng như quyền được ra khỏi nhóm hay hội đó.

Trong khi các nhóm, hội đoàn, tổ chức tự nguyện là các thành tố hạt nhân của xã hội dân sự, các chế độ độc đoán luôn tìm cách cản trở sự liên kết tự do của người dân, khống chế sự hoạt động của các hội tự nguyện.[1]

Hội

Các hội có hình thức đa dạng, đó có thể là các câu lạc bộ, hội nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, các quỹ, công đoàn, tổ chức tôn giáo, chính đảng và công ty. Do sự đa dạng của các nhóm, pháp luật các quốc gia thường có quy định điều chỉnh riêng một số nhóm, hội bằng các luật riêng như: luật về doanh nghiệp - công ty, luật về công đoàn - nghiệp đoàn, luật về các đảng phái chính trị, luật về các tổ chức tôn giáo.[1]

Hội có thể có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân. Nếu không có tư cách pháp nhân, hội có thể bị giới hạn một số quyền nhất định (như quyền sở hữu tài sản...).

Liên đoàn

Trong phong trào lao động quốc tế, tự do hiệp hội được xem là quyền của công nhân được tổ chức và thương lượng tập thể. Tự do hiệp hội trong nghĩa này được xem là một nhân quyền căn bản được công nhận và bảo vệ trong một số tuyên ngôn, công ước bao gồm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền,Tổ chức Lao động Quốc tế, Công ước 87 VỀ QUYỀN TỰ DO HIỆP HỘI VÀ VỀ VIỆC BẢO VỆ QUYỀN ĐƯỢC TỔ CHỨC, 1948 và Công ước C98, 1949 về quyền được tổ chức và thương lượng tập thể.[2] (Việt Nam chưa ký 2 công ước này về các tiêu chuẩn lao động quốc tế) [3]

Công ước quốc tế về quyền tự do lập hội và bảo vệ quyền lập hội 1948 (Công ước 87 của ILO), tại Điều 2, xác định mọi người lao động và người sử dụng lao động đều có quyền thành lập và gia nhập các tổ chức mà họ tự lựa chọn mà không phải xin phép trước.[4],[1]

Quyền tự do hiệp hội ở Việt Nam

Quyền tự do lập hội và hiệp hội tại Việt Nam bị cho là hạn chế, bó hẹp trong một số lĩnh vực. Các hội, nhóm có khuynh hướng, quan điểm chính trị khác với đảng cộng sản sẽ bị trấn áp, buộc giải tán. Mặt khác, quyền lập hội của công dân bị gây khó dễ bởi nhiều thủ tục hành chính, phải nhận được sự đồng ý của chính quyền và chịu sự can thiệp sâu của các cơ quan quản lý..[5]

Nhận xét

  • Về việc Việt Nam sẽ phải soạn thảo và ban hành Luật lập hội, chấp nhận công đoàn độc lập, để có thể theo đúng nguyên tắc của Tuyên bố ILO 1998, Doanh nghiệp phải ủng hộ việc tự do thành lập hiệp hội và thừa nhận quyền thương lượng tập thể, hầu đạt được tiêu chuẩn để vào TPP, chuyên gia kinh tế Phó Giáo sư Tiến sĩ Ngô Trí Long hiện sống và làm việc ở Hà Nội nhận định:
"Việt Nam hiện có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Lập hội, nghiệp đoàn còn là vấn đề nan giải đối với Việt Nam bởi vì còn có những quan điểm và tư tưởng hoàn toàn khác nhau mà chưa tuân thủ một thể chế chính trị tự do thực sự."[6]

Quyền tự do hiệp hội ở Đức

Quyền tự do hiệp hội ở Đức được bảo đảm qua điều 9 trong luật cơ bản (hiến pháp). Tuy nhiên có sự khác biệt giữa chương 1 về Quyền tự do hiệp hội tổng quát chỉ có giá trị cho công dân Đức, trong khi chương 3 về quyền của nhân viên và chủ nhân bảo đảm cho mọi người không phân biệt quốc tịch.

Điều 9

Tự do lập hội,

nghiêm cấm các biện pháp chống lại việc đình công

(1) Mọi công dân Đức đều có quyền thành lập hội và các tổ chức xã hội khác.

(2) Những hiệp hội, mà mục đích hoặc hoạt động vi phạm luật hình sự hoặc trực tiếp trái với trật tự hợp hiến hoặc làm tổn hại đến sự đoàn kết dân tộc đều bị cấm.

(3) Quyền lập hội để bảo đảm và hỗ trợ các điều kiện làm việc và kinh tế được đảm bảo cho mọi cá nhân và mọi nghề nghiệp. Các thoả ước có hạn chế hoặc làm giảm đi hiệu lực của quyền này đều bị tuyên vô hiệu và các biện pháp áp dụng bị tuyên là trái luật. Các biện pháp được thực hiện theo điều 12a, các khoản 2 và 3 của điều 35, khoản 4 điều 87a, và điều 91 không được áp dụng nhằm chống lại các cuộc đình công để đảm bảo và cải thiện các điều kiện làm việc và kinh tế của các hiệp hội trong nội dung của Câu 1 khoản này.

Quyền tự do hiệp hội cho tôn giáo được xem là một phần của tự do tín ngưỡng.

Xem thêm

Ghi chú

  1. ^ a b c Quyền lập hội là gì? Lưu trữ 2015-07-22 tại Wayback Machine, Khánh Tùng, dienngon, Diễn đàn Viện nghiên cứu Xã hội Kinh tế và Môi trường, 03/05/2014
  2. ^ CÔNG ƯỚC VỀ QUYỀN TỰ DO HIỆP HỘI VÀ VỀ VIỆC BẢO VỆ QUYỀN ĐƯỢC TỔ CHỨC, 1948, thuvienphapluat
  3. ^ International labour standards, ILO
  4. ^ CÔNG ƯỚC VỀ ÁP DỤNG NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA QUYỀN TỔ CHỨC VÀ THƯƠNG LƯỢNG TẬP THỂ, 1949, thuvienphapluat
  5. ^ Tọa đàm về Tự do Hiệp hội Lưu trữ 2015-07-22 tại Wayback Machine, sbtn, 16/7/2015
  6. ^ Kịch bản “khất” nhân quyền sẽ lập lại với TPP?, RFA, 15.7.2015

Liên kết ngoài

  • CÔNG ƯỚC VỀ QUYỀN TỰ DO HIỆP HỘI VÀ VỀ VIỆC BẢO VỆ QUYỀN ĐƯỢC TỔ CHỨC, 1948, thuvienphapluat
  • x
  • t
  • s
Các Điều khoản của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền
Các nguyên tắc tổng quát

Điều 1: Freedom, Egalitarianism, Dignity và Brotherhood
Điều 2: Universality of rights

Điều 1 và 2: Right to freedom from discrimination • Điều 3: Right to life, liberty và security of person • Điều 4: Quyền không bị bắt làm nô lệ • Điều 5: Không bị tra tấn và cruel và unusual punishment • Điều 6: Right to personhood • Điều 7: Equality before the law • Điều 8: Right to effective remedy from the law • Điều 9: Quyền không bị giam giữ vô cớ, lưu đàytrục xuất • Điều 10: Right to a fair trial • Điều 11.1: Suy đoán vô tội • Điều 11.2: Prohibition of retrospective law • Điều 12: Right to privacy • Điều 13: Tự do di chuyển • Điều 14: Tự do cư trú • Điều 15: Quyền khai sinh • Điều 16: Quyền kết hôn và có cuộc sống gia đình • Điều 17: Quyền sở hữu • Điều 18: Tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo • Điều 19: Tự do phát biểu chính kiến • Điều 20.1: Tự do hội họp • Điều 20.2: Tự do lập hội • Điều 21.1: Quyền tham gia hành chính công • Điều 21.2: Quyền tiếp cận bình đẳng các dịch vụ công • Điều 21.3: Quyền bầu cử

Điều 1 và 2: Quyền không bị phân biệt đối xử • Điều 22: Quyền được hưởng an sinh xã hội • Điều 23.1: Quyền được làm việc • Điều 23.2: Right to equal pay for equal work • Điều 23.3: Quyền được trả lương bình đẳng • Điều 23.4: Quyền gia nhập công đoàn • Điều 24: Right to rest và leisure • Điều 25.1: Quyền được hưởng tiêu chuẩn sống phù hợp • Điều 25.2: Quyền của các bà mẹtrẻ em • Điều 26.1: Quyền được hưởng giáo dục • Điều 26.2: Giáo dục nhân quyền • Điều 26.3: Right to choice of education • Điều 27.1: Right to participate in culture • Điều 27.2: Quyền sở hữu trí tuệ

Hoàn cảnh, giới hạn và trách nhiệm

Điều 28: Social order • Điều 29.1: Social responsibility  • Điều 29.2: Limitations of human rights • Điều 29.3: The supremacy of the purposes và principles of the United Nations
Điều 30: Nothing in this Declaration may be interpreted as implying for any State, group or person any right to engage in any activity or to perform any act aimed at the destruction of any of the rights và freedoms set forth herein.

Thể loại:Nhân quyền • Chủ đề nhân quyền