Shohrat Zakir

Shohrat Zakir
شۆھرەت زاكىر
雪克来提·扎克尔
Chủ tịch Chính phủ nhân dân Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương
Nhiệm kỳ
24 tháng 1 năm 2015
Quyền: Tháng 12 năm 2014 – Tháng 1 năm 2015 – 30 tháng 9 năm 2021
6 năm, 249 ngày
Tiền nhiệmNur Bekri
Kế nhiệmErkin Tuniyaz
Thông tin cá nhân
Sinhtháng 8, 1953 (70 tuổi)
Y Ninh (Ghulja), Tân Cương
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Trung Quốc
Shohrat Zakir
Tên tiếng Trung
Giản thể雪克来提·扎克尔
Phồn thể雪克來提·扎克爾
Bính âm Hán ngữXuěkèláití Zhākè'ěr
Phiên âm
Tiếng Hán tiêu chuẩn
Bính âm Hán ngữXuěkèláití Zhākè'ěr
Tên tiếng Duy Ngô Nhĩ
Tiếng Duy Ngô Nhĩ
شۆھرەت زاكىر
Phiên âm
Siril YëziqiШɵһрəт Закир

Shohrat Zakir (tiếng Duy Ngô Nhĩ: شۆھرەت زاكىر; sinh tháng 8 năm 1953) là chính khách nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, người Duy Ngô Nhĩ. Ông từng giữ chức vụ Phó Bí thư Khu ủy Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Chủ tịch Chính phủ nhân dân Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương từ tháng 12 năm 2014. Từ tháng 10 năm 2017, ông là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX. Ông sinh tại Y Ninh (Ghulja).[1] Ông học tại Đại học Thiên Tân. Ông là cựu Thị trưởng Ürümqi. Ông học khoa học máy tính ở tỉnh Hồ Bắc.

Tiểu sử

Zakir sinh trưởng một gia đình có lịch sử cách mạng. Ông của ông, Kaur Zakir, là một nhà tư tưởng tiến bộ trong thời kỳ quân phiệt và bị xử tử bởi các điệp viên nhà nước cùng với Mao Trạch Dân và Trần Đàm Thu. Cha của ông, Abdullah Zakrof là một trong những người dân tộc Duy Ngô Nhĩ đầu tiên gia nhập tổ chức đảng Tân Cương ngay sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949. Trước Cách mạng Văn hóa, cha của Zakir là Ủy viên Ban Thường vụ Khu ủy Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương và Phó Chủ tịch Chính phủ nhân dân Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương.[2]

Từ năm 1970 đến năm 1972, Zakir nhận được "tái giáo dục thông qua lao động" ở nông thôn Tân Cương. Sau đó, ông làm giáo viên tại một trường tiểu học ở Ürümqi. Ông được chuyển đến trường Địa Oa Bảo vào năm 1974. Tháng 3 năm 1978, ông rời quê hương đến Hồ Bắc theo học Cao đẳng Dầu mỏ Giang Hán (nay là Đại học Dương Tử) nằm ở Kinh Châu, nơi ông học khoa học máy tính. Sau đó, ông trở về Tân Cương trở thành nhà nghiên cứu tại một Viện Khoa học Trái Đất. Tháng 6 năm 1984, ông gia nhập chính phủ, làm việc cho Ủy ban Kinh tế Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương.

Từ năm 1982 đến năm 1986, Zakir lấy bằng tiếng Anh tại Trường Cao đẳng nghề Urumqi. Trong thời gian này, ông cũng gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Sau đó, ông làm việc trong một loạt vai trò hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và thương mại trong chính phủ khu tự trị. Tháng 3 năm 2001, ông được bổ nhiệm làm Thị trưởng thành phố Ürümqi. Bắt đầu từ tháng 12 năm 2005, ông làm việc cho Binh đoàn sản xuất và xây dựng Tân Cương. Trong năm 2007, ông cũng nhận được học vị Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh cấp quản lý từ Đại học Thiên Tân. Tại hội nghị lần thứ nhất Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc khóa XI năm 2008, Zakir được bầu làm Ủy viên Ủy ban Dân tộc của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc. Tháng 6 năm 2011, ông nhậm chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc. Tháng 1 năm 2014, ông được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương,[3] và vào tháng 12 năm 2014, ông được bổ nhiệm làm Chủ tịch Chính phủ nhân dân Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, thay thế Nur Bekri.

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ 雪克来提·扎克尔,新华网,2014-01-21 Lưu trữ 2014-08-11 tại Wayback Machine
  2. ^ 大公网. “"红色黑马"雪克来提”. 大公网. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2018. Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)
  3. ^ “雪克莱提·扎克尔当选新疆人大常委会主任”. 网易新闻. ngày 20 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2014.
  • x
  • t
  • s
 Trung Quốc: Lãnh đạo Đảng khóa XX và Nhà nước khóa XIV
Đảng Cộng sản
Trung Quốc
Ủy ban
Trung ương
Khóa XX
Bộ Chính trị
Tổng Bí thư
Tập Cận Bình lãnh đạo tối cao
7 Thường vụ
24 Ủy viên ☆
Ban Bí thư
7 Bí thư
Quân ủy
Chủ tịch ★
2 Phó Chủ tịch
Kiểm Kỷ
Bí thư
Nhân Đại
Khóa XIII
Ủy viên trưởng
14 Phó Ủy viên trưởng
Chủ tịch nước
Chủ tịch nước
Phó Chủ tịch
  • Hàn Chính
Quốc vụ viện
Khóa XIV
Tổng lý
4 Phó Tổng lý
5 Ủy viên
Chính Hiệp
Khóa XIV
Chủ tịch
23 Phó Chủ tịch
Quân ủy
Chủ tịch ★
Phó Chủ tịch ☆
Giám sát
Chủ nhiệm ☆
Pháp viện
Viện trưởng ☆
Kiểm Viện
Kiểm sát trưởng ☆
Danh sách lãnh đạo Đảng và Nhà nước theo vị trí tổ chức; ★: Lãnh đạo cấp Quốc gia; ☆: Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia
Khóa XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhiệm kỳ 2022–27; khóa XIV của Nhân Đại, Quốc vụ viện, Chính Hiệp nhiệm kỳ 2023–28.
  • x
  • t
  • s
Thị trưởng
trực hạt thị (4)




Tỉnh trưởng (22)

An Huy: Lý Quốc AnhVương Thanh Hiến  · Cam Túc: Đường Nhân KiệnNhậm Chấn Hạc  · Cát Lâm: Cảnh Tuấn HảiHàn Tuấn  · Chiết Giang: Viên Gia QuânTrịnh Sách Khiết – Vương Hạo  · Giang Tây: Dịch Luyện HồngDiệp Kiến Xuân  · Giang Tô: Ngô Chính LongHứa Côn Lâm  · Hà Bắc: Hứa CầnVương Chính Phổ  · Hà Nam: Doãn Hoằng – Vương Khải  · Hải Nam: Thẩm Hiểu MinhPhùng Phi  · Hắc Long Giang: Vương Văn ĐàoHồ Xương Thăng  · Hồ Bắc: Vương Hiểu ĐôngVương Trung Lâm  · Hồ Nam: Hứa Đạt TriếtMao Vĩ Minh  · Liêu Ninh: Đường Nhất QuânLưu NinhLý Nhạc Thành  · Phúc Kiến: Đường Đăng KiệtVương Ninh – Triệu Long  · Quảng Đông: Mã Hưng ThụyVương Vĩ Trung  · Quý Châu: Kham Di CầmLý Bỉnh Quân  · Sơn Đông: Cung ChínhLý Cán KiệtChu Nãi Tường  · Sơn Tây: Lâm VũLam Phật An  · Thanh Hải: Lưu NinhTín Trường TinhNgô Hiểu Quân  · Thiểm Tây: Lưu Quốc TrungTriệu Nhất Đức  · Tứ Xuyên: Doãn LựcHoàng Cường  · Vân Nam: Nguyễn Thành PhátVương Dữ Ba

Chủ tịch
khu tự trị (5)

Ninh Hạ: Hàm Huy (nữ)  · Nội Mông: Bố Tiểu Lâm (nữ)Vương Lị Hà (nữ)  · Quảng Tây: Trần VũLam Thiên Lập  · Tân Cương: Shohrat ZakirErkin Tuniyaz  · Tây Tạng: Che DalhaNghiêm Kim Hải

Đặc khu trưởng
Đặc khu hành chính (2)
In nghiêng: Miễn nhiệm, thay thế vị trí trong nhiệm kỳ.
  • x
  • t
  • s
Người lãnh đạo Tân Cương
Bí thư Khu ủy
Vương Chấn • Vương Ân Mậu • Long Thư Kim • Saifuddin Azizi • Uông Phong • Vương Ân Mậu • Tống Hán Lương • Vương Nhạc Tuyền • Trương Xuân Hiền • Trần Toàn Quốc • Mã Hưng Thụy
Chủ nhiệm Nhân Đại
Tömür Dawamat • Amudun Niyaz • Abdul'ahat Abdulrixit • Abdurehim Amet • Arken Imirbaki • Shohrat Zakir • Neyim Yasin • Shewket Imin
Chủ tịch Chính phủ
Burhan Shahidi • Saifuddin Azizi • Long Thư Kim • Saifuddin Azizi • Uông Phong • Ismail Amat • Tömür Dawamat • Ablet Abdureshit • Ismail Tiliwaldi • Nur Bekri • Shohrat Zakir • Erkin Tuniyaz
Chủ tịch Chính Hiệp
Burhan Shahidi • Saifuddin Azizi • Burhan Shahidi • Vương Ân Mậu • Uông Phong • Trương Thế Công • Simayi Yashengnov • Badai • Janabil • Ashat Kerimbay • Nurlan Abilmazhinuly
Lãnh đạo bốn cơ cấu: Khu ủy; Nhân Đại; Chính phủ; Chính Hiệp. Người đứng đầu các cơ quan đều cấp chính tỉnh, lãnh đạo cao nhất là Bí thư, thứ hai là Chủ tịch.