Thế vận hội Trẻ Mùa hè 2014

Thế vận hội Trẻ Mùa hè lần thứ II
Biểu trưng chính thức của Thế vận hội Trẻ Nam Kinh 2014
Thành phố chủ nhàNam Kinh, Trung Quốc
Khẩu hiệuShare the Games, Share our dreams
(分享青春, 共筑未来)
(Fēnxiǎng qīngchūn, gòng zhù wèilái)
Quốc gia tham dự203
Vận động viên tham dự3.579
Các sự kiện222 thuộc 28 môn thể thao
Lễ khai mạc16 tháng 8 năm 2014 (2014-08-16)
Lễ bế mạc28 tháng 8 năm 2014 (2014-08-28)
Tuyên bố khai mạc bởiTập Cận Bình
Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Tuyên bố bế mạc bởiThomas Bach
Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế
Vận động viên tuyên thệFan Zhendong
Trọng tài tuyên thệZhou Qiurui
Huấn luyện viên tuyên thệLi Rongxiang
Thắp đuốcChen Ruolin
Địa điểm chínhTrung tâm thể thao Olympic Nam Kinh
Singapore 2010 Buenos Aires 2018  >

Thế vận hội Trẻ Mùa hè 2014 (tên gọi chính thức là Thế vận hội Trẻ Mùa hè lần thứ II) là Thế vận hội Trẻ Mùa hè lần thứ hai, một lễ hội văn hóa, giáo dục và thể thao quốc tế quốc tế dành cho thanh thiếu niên, được tổ chức từ ngày 16 tới 28 tháng 8 năm 2014 tại Nam Kinh, Trung Quốc.

Quá trình vận động đăng cai

Ủy ban Olympic quốc tế khởi xướng Thế vận hội Trẻ vào tháng 7 năm 2007.[1] Thành phố chủ nhà của kỳ năm 2014 đựa lựa chọn vào ngày 10 tháng 2 năm 2010, trong Phiên họp IOC 2010 tại Vancouver. Đây là kỳ Thế vận hội Trẻ đầu tiên được lựa chọn bởi một Phiên họp IOC. Lựa chọn chủ nhà cho Thế vận hội Trẻ Mùa hè 2010 và Thế vận hội Trẻ Mùa đông 2012 được thông qua việc gửi phiếu bầu của các thành viên IOC.

Kết quả vận động đăng cai Thế vận hội Trẻ 2014
Thành phố Tên NOC Phiếu
Nam Kinh  Trung Quốc 47
Poznań  Ba Lan 42
  • Tháng Tư 2009 – NOCs thông báo cho IOC tên các Thành phố Ứng cử viên YOG. (Được chuyển từ tháng 2 năm 2009 sau khi một vài NOCs yêu cầu thêm thời gian chuẩn bị)[2]
  • Tháng Chín 2009 – Gửi các Tài liệu Ứng cử, Tài liệu đảm bảo, tài liệu hình ảnh và thi công
  • Tháng Mười hai 2009 – Danh sách thành phố ứng cử rút gọn được đưa ra bởi Ban chấp hành IOC
  • Tháng Hai 2010 – Bầu và thông báo thành phố chủ nhà của Thế vận hội Trẻ Mùa hè lần thứ 2 tại Phiên họp IOC thứ 122 tại Vancouver (trước Thế vận hội Mùa đông 2010)[3]
Lele, linh vật chính thức.

Biểu trưng

Giống như các sự kiện Olympic khác, Thế vận hội Trẻ Mùa hè 2014 cũng có biểu trưng riêng.[4] Biểu trưng bao gồm ba phần. Chữ "NANJING" nhiều màu mô phỏng hình ảnh cổng của Nam Kinh và đặc trưng của một vài ngôi nhà Giang Nam. Những màu sắc khác nhau cũng tượng trưng cho tinh thần tràn đầy năng lượng thanh niên.

Địa điểm thi đấu

Tất cả các địa điểm thi đấu nằm trong bốn khu vực thuộc Nam Kinh.[5] Tất cả các địa điểm trừ đường đua xe đạp, thuyền buồm và địa điểm ba môn phối hợp, đều là tạm thời.[6]

Trung tâm thể thao Olympic Nam Kinh là nơi diễn ra lễ khai mạc và bế mạc.

Quận Địa điểm thi đấu Hình Môn Sức chứa
Cổ Lâu Nhà thi đấu Long Giang Judo, Vật
Trung tâm thể thao Ngũ Đài sơn Bóng rổ, Bóng đá, Bóng bàn
Giang Ninh Cơ sở đào tạo thể thao Phòng Sơn Bắn cung, Bắn súng
Trung tâm thể thao Giang Ninh Bóng đá, Bóng ném
Địa điểm thuyền buồm hồ Kim Ngưu Thuyền buồm
Kiến Nghiệp Trung tâm Expo quốc tế Nam Kinh Quyền Anh, Đấu kiếm, Năm môn phối hợp hiện đại, Taekwondo, Cử tạ
Trung tâm thể thao Olympic Nam Kinh Thể thao dưới nước, Điền kinh, Thể dục dụng cụ, Năm môn phối hợp hiện đại 60,000
Phổ Khấu Công viên rừng quốc gia Lao Sơn Xe đạp
Công viên thể thao Olympic trẻ Bóng chuyền bãi biển, Xe đạp, Khúc côn cầu trên cỏ, Bóng bầu dục bảy người
Huyền Vũ Học viện thể thao Nam Kinh Cầu lông, Quần vợt
Địa điểm cưỡi ngựa Tân Trang, thường được gọi là Trung tâm triển lãm quốc tế Nam Kinh Cưỡi ngựa
Công viên hồ Huyền Vũ Ba môn phối hợp
Địa điểm đua thuyền Rowing-Canoeing hồ Huyền Vũ Canoeing, Rowing
Câu lạc bộ golf quốc tế Trung Sơn Golf

Lễ rước đuốc

Ngọn đuốc Thế vận hội Trẻ được thiết kế bởi Vatti Corporation Ltd. Ngọn đuốc được gọi là "Cánh cổng hạnh phúc". Một cấu trúc giống như một cổng thành ở trên phần đỉnh của ngọn đuốc và màu xanh của ngọn đuốc tượng trưng cho sự yên tĩnh thanh bình của Nam Kinh. Trường Giang chảy bên cạnh Nam Kinh được tượng trưng bởi các đường sọc bên tay cầm ngọn đuốc. Ngọn đuốc được cho là có khả năng chống lại tốc độ gió 11 m/s, lượng mưa rơi 50mm/h, độ cao lên tới 4500m và mức nhiệt độ từ -15˚C tới 45˚C.[7]

Sau lễ thắp đuốc Olympic truyền thống tại Athens, Hy Lạp ngày 30 tháng 4 năm 2014 ở Sân vận động Panathenaic nơi diễn ra Thế vận hội đầu tiên. Bốn vận động viên trẻ của Hy Lạp và Trung Quốc tham gia vào một lễ rước nhỏ.

Lễ rước đuốc được chia làm hai phần. Phần thứ nhất là một lễ rước đuốc kỹ thuật số nơi mọi người tải về một ứng dụng để tham gia vào lễ rước đuốc thông qua một tương tác gọi là "Give Me Fire". Khi sử dụng tính năng này người dùng có thể truyền ngọn lửa Thế vận hội Trẻ tới bạn bè bằng việc chạm các thiết bị của họ với nhau. Lễ rước đuốc đi qua 258 địa điểm trực tuyến khác nhau từ 204 NOCs tham dự trong 98 ngày.[8]

Sau lễ rước đuốc kỹ thuật số là bắt đầu lễ rước đuốc thật ở Nam Kinh trong 10 ngày.[9] 104 người cầm đuốc, chủ yếu tập trung vào người trẻ bao gồm các cá nhân từ thể thao, văn hóa, truyền thông, tình nguyện viên và Ủy ban Olympic quốc tế. Những người cầm đuốc đáng chú ý bao gồm người hai lần vô địch Olympic Lâm Đan, huy chương vàng đấu kiếm Olympic 2008 Zhong Man, giám đốc Chen Weiya và nhạc sĩ Bian Liunian.[10]

Môn thi đấu

Đây là danh sách dự kiến của chương trình thi đấu được lấy từ giới thiệu chung của Thế vận hội Trẻ Mùa hè lần thứ 2 năm 2014.[11] Golf và bóng bầu dục bảy người được đưa vào lần đầu tiên. Bóng chuyền bãi biển thay thế bóng chuyền trong nhà và thay đổi thể thức các môn khác như khúc côn cầu trên cỏ giới thiệu phiên bản 5 người. Cácc nội dung mới được giới thiệu như việc thêm nội dung đôi nam nữ vào.[12]

Môn biểu diễn

Các môn biểu diễn tại đại hội:[13]

  • Leo núi thể thao (chi tiết)
  • Trượt tốc độ inline (chi tiết)
  • Trượt ván (chi tiết)
  • Wushu (chi tiết)

Bảng tổng sắp huy chương

NYOGOC không đưa ra bảng tổng sắp chính thức. Việc xếp hạng dưới đây dựa trên thông tin cung cấp bởi IOC và quy ước mà IOC sử dụng khi công bố bảng tổng sắp huy chương. Đối với bản đầy đủ, xem ở phần xem thêm.

Huy chương được giành bởi một đội có các vận động viên đến từ hơn một Ủy ban Olympic quốc gia sẽ được tính vào đội hỗn hợp. Có tám nội dung có sự tham dự của các đội hỗn hợp và có tất cả 25 huy chương ở các nội dung đó bao gồm hai huy chương đồng judo được giành bởi các đội hỗn hợp. Các huy chương khác được giành trong các nội dung có sự góp mặt của các đội hỗn hợp và các đội đại diện bởi một NOC. Đội hỗn hợp không xếp hạng

Bên cạnh đội hỗn hợp, dưới đây là mười NOC dẫn đầu. Trung Quốc (đánh dấu), là nước chủ nhà, cũng tính trong bảng.

Nguồn: IOC

Lịch thi đấu

Tất cả theo giờ BJT (UTC+8)

222 nội dung được diễn ra tại Thế vận hội Trẻ 2014.[14]

 ●  Lễ khai mạc  ●  Vòng loại các nội dung  ●  Vòng chung kết các nội dung  ●  Lễ bế mạc
Tháng 8 14
Năm
15
Sáu
16
Bảy
17
CN
18
Hai
19
Ba
20
21
Năm
22
Sáu
23
Bảy
24
CN
25
Hai
26
Ba
27
28
Năm
Nội dung
Nghi lễ
Thể thao dưới nước (Nhảy cầu) 1 1 1 1 1 5
Thể thao dưới nước (Bơi) 3 8 5 7 4 9 36
Bắn cung 1 1 1 3
Điền kinh 13 12 11 1 37
Cầu lông 3 3
Bóng rổ 2 2 4
Bóng chuyền bãi biển 1 1 2
Quyền Anh 3 10 13
Canoeing 4 4 8
Xe đạp 2 1 3
Cưỡi ngựa 1 1 2
Đấu kiếm 2 2 2 1 7
Khúc côn cầu trên cỏ 1 1 2
Bóng đá 1 1 2
Golf 2 1 3
Thể dục dụng cụ 1 1 1 1 5 5 2 16
Bóng ném 2 2
Judo 3 3 2 1 9
Năm môn phối hợp hiện đại 1 1 1 3
Rowing 4 4
Bóng bầu dục bảy người 2 2
Thuyền buồm 4 4
Bắn súng 1 1 1 1 1 1 6
Bóng bàn 2 1 3
Taekwondo 2 2 2 2 2 10
Quần vợt 2 3 5
Ba môn phối hợp 1 1 1 3
Cử tạ 2 2 2 2 2 1 11
Vật 5 4 5 14
Huy chương vàng theo ngày 14 19 15 21 16 18 28 29 20 17 25 222
Tổng số huy chương vàng 14 33 48 69 85 103 131 160 180 197 222
Tháng 8 14
Năm
15
Sáu
16
Bảy
17
CN
18
Hai
19
Ba
20
21
Năm
22
Sáu
23
Bảy
24
CN
25
Hai
26
Ba
27
28
Năm
Nội dung

Các quốc gia tham dự

203 trên tổng số 204 quốc gia tham dự. Cả Sierra LeoneNigeria đều dự kiến tham dự, nhưng ngày 13 tháng 8 năm 2014 cả hai quốc gia rút lui do ấp lực từ chính phủ Trung Quốc trong việc ngăn chặn Ebola từ Tây Phi xâm nhập vào nước họ.[15] Ngày 15 tháng 8 năm 2014 Liberia cũng rút lui cùng với hai vận động viên Guinea bị cấm bởi Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) do những môn họ tham gia (judo và bơi) có thể gây nguy hiểm cho các vận động viên khác.[16] Một vận động viên đến từ Nam Sudan tranh tài dưới là cờ Olympic do họ chưa có một Ủy ban Olympic quốc gia.[17] Mười quốc gia tham dự đông nhất là Trung Quốc (với 123), Brasil (97), Hoa Kỳ (92), Úc (89), Nga (88), Đức (85), Ai Cập (83), Pháp (82), Nhật Bản (78), và Mexico (78).

  •  Afghanistan (1)
  •  Albania (5)
  •  Algérie (33)
  •  Samoa thuộc Mỹ (5)
  •  Andorra (10)
  •  Angola (15)
  •  Antigua và Barbuda (5)
  •  Argentina (60)
  •  Armenia (14)
  •  Aruba (4)
  •  Úc (89)
  •  Áo (33)
  •  Azerbaijan (21)
  •  Bahamas (14)
  •  Bahrain (5)
  •  Bangladesh (13)
  •  Barbados (8)
  •  Belarus (35)
  •  Bỉ (33)
  •  Belize (3)
  •  Bénin (5)
  •  Bermuda (7)
  •  Bhutan (2)
  •  Bolivia (7)
  •  Bosna và Hercegovina (6)
  •  Botswana (8)
  •  Brasil (97)
  •  Quần đảo Virgin thuộc Anh (8)
  •  Brunei (3)
  •  Bulgaria (27)
  •  Burkina Faso (3)
  •  Burundi (8)
  •  Campuchia (3)
  •  Cameroon (3)
  •  Canada (72)
  •  Cabo Verde (20)
  •  Quần đảo Cayman (5)
  •  Trung Phi (2)
  •  Tchad (2)
  •  Chile (15)
  •  Trung Quốc (chủ nhà) (123)
  •  Colombia (34)
  •  Comoros (4)
  •  Cộng hòa Congo (8)
  •  Cộng hòa Dân chủ Congo (4)
  •  Quần đảo Cook (4)
  •  Costa Rica (3)
  •  Croatia (24)
  •  Cuba (12)
  •  Síp (6)
  •  Cộng hòa Séc (37)
  •  Đan Mạch (15)
  •  Djibouti (5)
  •  Dominica (2)
  •  Cộng hòa Dominica (10)
  •  Ecuador (19)
  •  Ai Cập (83)
  •  El Salvador (8)
  •  Guinea Xích Đạo (2)
  •  Eritrea (3)
  •  Estonia (17)
  •  Ethiopia (15)
  •  Micronesia (4)
  •  Fiji (26)
  •  Phần Lan (14)
  •  Pháp (82)
  •  Gabon (3)
  •  Gambia (2)
  •  Gruzia (12)
  •  Đức (85)
  •  Ghana (10)
  •  Anh Quốc (33)
  •  Hy Lạp (22)
  •  Grenada (4)
  •  Guam (8)
  •  Guatemala (20)
  •  Guinée (4)
  •  Guiné-Bissau (2)
  •  Guyana (4)
  •  Haiti (3)
  •  Honduras (21)
  •  Hồng Kông (18)
  •  Hungary (57)
  •  Iceland (20)
  •  Ấn Độ (32)
  •  Indonesia (27)
  •  Vận động viên Olympic độc lập (1)
  •  Iran (16)
  •  Iraq (5)
  •  Ireland (16)
  •  Israel (14)
  •  Ý (68)
  •  Bờ Biển Ngà (4)
  •  Jamaica (20)
  •  Nhật Bản (78)
  •  Jordan (6)
  •  Kazakhstan (51)
  •  Kenya (24)
  •  Kiribati (3)
  •  CHDCND Triều Tiên (6)
  •  Hàn Quốc (74)
  •  Kuwait (5)
  •  Kyrgyzstan (7)
  •  Lào (2)
  •  Latvia (13)
  •  Liban (4)
  •  Lesotho (7)
  •  Libya (3)
  •  Liechtenstein (1)
  •  Litva (21)
  •  Luxembourg (4)
  •  Macedonia (5)
  •  Madagascar (3)
  •  Malawi (5)
  •  Malaysia (20)
  •  Maldives (3)
  •  Mali (4)
  •  Malta (4)
  •  Quần đảo Marshall (4)
  •  Mauritanie (3)
  •  Mauritius (4)
  •  México (78)
  •  Moldova (11)
  •  Monaco (1)
  •  Mông Cổ (5)
  •  Montenegro (5)
  •  Maroc (15)
  •  Mozambique (3)
  •  Myanmar (4)
  •  Namibia (30)
  •  Nauru (2)
  •  Nepal (2)
  •  Hà Lan (41)
  •  New Zealand (50)
  •  Nicaragua (4)
  •  Niger (4)
  •  Na Uy (31)
  •  Oman (3)
  •  Pakistan (12)
  •  Palau (3)
  •  Palestine (4)
  •  Panama (8)
  •  Papua New Guinea (24)
  •  Paraguay (10)
  •  Peru (40)
  •  Philippines (7)
  •  Ba Lan (59)
  •  Bồ Đào Nha (21)
  •  Puerto Rico (23)
  •  Qatar (21)
  •  România (41)
  •  Nga (88)
  •  Rwanda (11)
  •  Saint Kitts và Nevis (3)
  •  Saint Lucia (6)
  •  Saint Vincent và Grenadines (4)
  •  Samoa (2)
  •  San Marino (3)
  •  São Tomé và Príncipe (4)
  •  Ả Rập Xê Út (5)
  •  Sénégal (6)
  •  Serbia (24)
  •  Seychelles (3)
  •  Singapore (18)
  •  Slovakia (38)
  •  Slovenia (48)
  •  Somalia (2)
  •  Quần đảo Solomon (3)
  •  Nam Phi (55)
  •  Tây Ban Nha (66)
  •  Sri Lanka (9)
  •  Sudan (5)
  •  Suriname (6)
  •  Eswatini (4)
  •  Thụy Điển (33)
  •  Thụy Sĩ (19)
  •  Syria (9)
  •  Đài Bắc Trung Hoa (47)
  •  Tajikistan (8)
  •  Tanzania (4)
  •  Thái Lan (37)
  •  Đông Timor (2)
  •  Togo (3)
  •  Tonga (3)
  •  Trinidad và Tobago (11)
  •  Tunisia (50)
  •  Thổ Nhĩ Kỳ (41)
  •  Turkmenistan (3)
  •  Tuvalu (3)
  •  Uganda (6)
  •  Ukraina (58)
  •  UAE (4)
  •  Hoa Kỳ (92)
  •  Uruguay (22)
  •  Uzbekistan (28)
  •  Vanuatu (21)
  •  Venezuela (59)
  •  Việt Nam (13)
  •  Quần đảo Virgin thuộc Mỹ (5)
  •  Yemen (3)
  •  Zambia (24)
  •  Zimbabwe (10)

Chương trình văn hóa và giáo dục

Thế vận hội Trẻ kết hợp một Chương trình Văn hóa và Giáo dục, bao gồm một loạt các hoạt động văn hóa và giáo dục cho giới trẻ. Thế vận hội Trẻ gồm kinh nghiệm giáo dục dựa trên các giá trị Olympic thúc đẩy lối sống lành mạnh và cho phép các vận động viên trẻ trở thành người làm tròn bổn phận với "tinh thần thật thể thao đích thực"."[1] Các vận động viên nổi tiếng và "các chuyên gia quốc tế" hương dẫn những người trẻ tham gia. Chương trình kết hợp "các truyền thống Olympic (như lễ rước đuốc) với các nền tảng đa văn hóa để truyền tải tinh thần Olympic."[1]

Vận động viên kiểu mẫu

Ngày 17 tháng 3 năm 2014 có 37 vận động viên từ 28 môn Olympic được IOC lựa chọn để làm hình mẫu tại Thế vận hội Trẻ 2014. Các vận động viên sẽ hỗ trợ, cố vấn và đưa ra những lời tư vấn cho các vận động viên Olympic trẻ. Là một vận động viên kiểu mẫu họ sẽ tham gia vào các hoạt động và hội thảo "trò chuyện cùng nhà vô địch".[18][19] Ngày 9 tháng 4 năm 2014 và 22 tháng 4 năm 2014 cầu thủ bóng đá Simone Farina và vận động viên bơi Patrick Murphy được bổ nhiệm là người thứ 38 và 39.[20][21]

Môn Vận động viên kiểu mẫu NOC Thế vận hội đã tham dự
Thể thao dưới nước (Nhảy cầu) Minxia Wu  Trung Quốc 2004, 2008, 2012
Thể thao dưới nước (Bơi) Patrick Murphy  Úc 2004, 2008
Bắn cung Khatuna Lorig  Hoa Kỳ 1992, 1996, 2000, 2008, 2012[a]
Điền kinh Dwight Phillips  Hoa Kỳ 2000, 2004
Điền kinh Kajsa Bergqvist  Thụy Điển 1996, 2000
Điền kinh Liu Xiang  Trung Quốc 2004, 2008, 2012
Cầu lông Nathan Robertson  Anh 2000, 2004, 2008
Cầu lông Cheng Wen Hsing Đài Bắc Trung Hoa 2004, 2008, 2012
Bóng rổ Jorge Garbajosa Tây Ban Nha 2000, 2004, 2008
Bóng rổ Anna Arkhipova  Nga 2000, 2004
Quyền Anh Ren Cancan  Trung Quốc 2012
Canoeing (Nước rút) Lisa Carrington  New Zealand 2012
Xe đạp (Lòng chảo) Frédéric Magné  Pháp 1988, 1992, 1996, 2000
Cưỡi ngựa (Nhảy ngựa) Samantha Lam  Hồng Kông 2008
Đấu kiếm Lei Sheng  Trung Quốc 2008, 2012
Đấu kiếm Miles Chamley-Watson  Hoa Kỳ 2012
Bóng đá Simone Farina  Ý
Bóng đá Tôn Văn  Trung Quốc 1996, 2000
Golf Grace Park  Hàn Quốc
Thể dục dụng cụ (Nghệ thuật) Jani Tanskanen  Phần Lan
Thể dục dụng cụ (Nghệ thuật) Elizabeth Tweddle  Anh 2004, 2008, 2012
Thể dục dụng cụ (Nhịp điệu) Luboŭ Čarkašyna  Belarus 2012
Thể dục dụng cụ (Nhảy đệm lò xo) Nuno Merino  Bồ Đào Nha 2004
Bóng ném Alexandra do Nascimento  Brasil 2004, 2008, 2012
Khúc côn cầu trên cỏ Teun de Nooijer  Hà Lan 1996, 2000, 2004, 2008, 2012
Judo Lucie Decosse  Pháp 2004, 2008, 2012
Năm môn phối hợp hiện đại Amelie Caze  Pháp 2004, 2008, 2012
Rowing Erin Cafaro  Hoa Kỳ 2008, 2012
Bóng bầu dục bảy người Heather Moyse  Canada 2006, 2010, 2014[b]
Thuyền buồm Juan Perdomo  Puerto Rico
Bắn súng Ivana Maksimovic  Serbia 2012
Bóng bàn Jorgen Persson  Thụy Điển 1988, 1992, 1996, 2000, 2004, 2008, 2012
Bóng bàn Wang Liqin  Trung Quốc 2000, 2004, 2008
Taekwondo Wu Jingyu  Trung Quốc 2008, 2012
Quần vợt Paradorn Srichaphan  Thái Lan 2000, 2004
Ba môn phối hợp Emma Snowsill  Úc 2008
Bóng chuyền (Bãi biển) Zhang Xi  Trung Quốc 2008, 2012
Cử tạ Kendrick Farris  Hoa Kỳ 2008, 2012
Vật Icho Kaori  Nhật Bản 2004, 2008, 2012
  • a Khatuna Lorig thi đấu cho Đội tuyển Thống nhất năm 1992 và Georgia năm 1996 và 2000.
  • b Heather Moyse tham dự môn Xe trượt lòng chảo tại Thế vận hội Mùa đông 2006, 2010 và 2014.

Đại sứ trẻ

Tổng cộng 104 người được lựa chọn bởi Ủy ban Olympic quốc gia của họ để làm đại sứ trẻ. Đại sứ trẻ là những người có độ tuổi từ 18 tới 25 và là vận động viên, huấn luyện viên, sinh viên hoặc những chuyên gia trẻ chứng minh giá trị của Olympic và truyền cảm hứng cũng như trao quyền cho những người trẻ tuổi làm điều tương tự.[22]

Vai trò chính của Đại sứ trẻ là thúc đẩy Thế vận hội Trẻ trên quốc gia họ và khuyến khích các vận động viên của quốc gia họ với những người từ các nền văn hóa thể thao khác nhau và tham gia vào các hoạt động và hội thảo.[23]

Một buổi hội thảo từ ngày 25–28 tháng 3 năm 2014 để chuẩn bị cho đại sứ cho Thế vận hội Trẻ bằng cách giới thiệu cho họ về văn hóa và các hoạt động ở Nam Kinh.[24]

NOC Tên Môn Ghi chú
 Algérie Abdelmalek Lahoulou Điền kinh
 Angola Andreia Miranda Goncalves Bơi
 Argentina Jose Ignacio Fossati Ariznabarreta Quyền Anh
 Úc Jessica Fox Canoeing Vượt chướng ngại vật Vận động viên Olympic trẻ 2010, Olympic 2012
 Áo Stefan Janisch Trượt ván, Quần vợt
 Azerbaijan Arzu Məmmədova Bóng đá
 Bahamas Megan Shepherd Cây viết thể thao
 Bangladesh Mohammed Farhadur Rahman Bóng rổ, Cricket, Bóng đá
 Barbados Ryan O'Neal Brathwaite Người làm bánh và trang trí
 Belarus Nastasja Špileŭska Quần vợt Nhân viên NOC
 Bỉ Sophie Paris Trượt tuyết leo núi Nhân viên NOC
 Bosna và Hercegovina Edin Branković Trượt băng tốc độ cự li ngắn
 Botswana Mothusi Ramaabya Cố vấn và quản lý
 Brasil Lara Teixeira Bơi nghện thuật Vận động viên Olympic 2008, 2012
 Bulgaria Damyan Dikov Bóng rổ Huấn luyện viên
 Cameroon Prosper Babinne Bóng đá Tình nguyện viên NOC
 Canada Dillon Richardson Bóng chày, Bóng rổ Nhân viên NOC
 Chile Joaquín Ballivián Điền kinh Vận động viên Olympic trẻ 2010
 Trung Quốc Lu Ting Nhân viên NOC
Đài Bắc Trung Hoa Emily Yeh Quần vợt
 Colombia Juan Sebastian Sanchez Diaz Tình nguyện viên Liên đoàn chạy định hướng
 Quần đảo Cook Tarapiripa Bishop Bóng đá, Netball
 Costa Rica Gabriel Zumbado Ba môn phối hợp Vận động viên Olympic trẻ 2010
 Croatia Danijela Grgić Điền kinh
 Cuba Leydi Laura Moya Lopez Năm môn phối hợp hiện đại Vận động viên Olympic trẻ 2010
 Síp Chrystalleni Trikomiti Thể dục nhịp điệu Vận động viên Olympic 2012
 Cộng hòa Séc Klara Mejdricka Bóng chuyền
 Đan Mạch Ann-Sofie Dalsgaard Bóng đá Nhân viên NOC
 Cộng hòa Dominica Estefania George Nhân viên NOC
 Ecuador Adriana Lastra Cabezas Điền kinh
 Ai Cập Mostafa Awadalla Bóng ném Vận động viên Olympic trẻ 2010
 Estonia Laura-Maria Lehiste Judo
 Ethiopia Desalegn Medibaw Bóng đá
 Fiji Matelita Buadromo Bơi Vận động viên Olympic 2012
 Phần Lan Laura Lepisto Trượt băng nghệ thuật Vận động viên Olympic 2010
 Pháp Thomas Bouhail Thể dục nghệ thuật Vận động viên Olympic 2008
 Đức Marlene Gomez Islinger Ba môn phối hợp Vận động viên Olympic trẻ 2010
 Anh Max Betteridge Bóng đá Huấn luyện viên
 Hy Lạp Filippos Papageorgiou Cưỡi ngựa
 Grenada Kara Archibald Bơi Huấn luyện viên
 Guatemala Gabriela Matus Bonilla Điền kinh
 Haiti Sacha Durocher Cưỡi ngựa Huấn luyện viên
 Hồng Kông Hoi Shun Stephanie Au Bơi Vận động viên Olympic 2008, 2012
 Iceland Bjarki Benediktsson Bóng đá Huấn luyện viên
 Indonesia Irham Fadli Tình nguyện viên NOC
 Ireland Leah Ewart Khúc côn cầu trên cỏ Vận động viên Olympic trẻ 2010
 Ý Elisa Santoni Thể dục nhịp điệu Vận động viên Olympic 2004, 2008, 2012
 Bờ Biển Ngà Ruth Gbagbi Taekwondo Vận động viên Olympic trẻ 2010, Olympic 2012
 Jamaica Kedisha Dallas Điền kinh
 Nhật Bản Yagisawa Ran Khiêu vũ thể thao
 Jordan Shaden Adel Thweib Võ tổng hợp
 Hàn Quốc Kim Da Hye Bắn súng
 Kyrgyzstan Saltanat Ibraeva Tình nguyện viên NOC
 Latvia Toms Markss Chuyên gia PR Liên đoàn xe đạp Latvia
 Liban Tony Tarraf Bóng chuyền Giám đốc Liên đoàn bóng chuyền Li băng
 Litva Gintare Okuleviciute Rowing
 Bắc Macedonia Nina Balaban Bắn súng
 Madagascar Harinelina Rakotondramanana Đấu kiếm
 Malaysia Benjamin Khor Bắn súng
 Mauritius Henry Fenouillot de Falbaire Bơi
 México Andrea Probert Avila Bóng đá, Ba môn phối hợp
 Moldova Ana Maria Stratu Karate
 Mông Cổ Tugsbayar Gansukh Cử tạ
 Maroc Ahmed Hamza Chraibi Quần vợt Chủ tịch và Sáng lập viên Arab Excellence
 Namibia Lurdi Aron Bóng rổ, Quần vợt
 Hà Lan Joyce Seesing Xe đạp BMX
 New Zealand Renee Hannah Trượt ván nước
 Na Uy Torgrim Sommerfeldt Bóng rổ
 Pakistan Mahnoor Maqsood Bơi
 Papua New Guinea Hannah Ilave Bơi, Ba môn phối hợp
 Paraguay Carlos Caballero Gomez Bóng quần
 Peru Aleiandro Quinones Canoeing
 Philippines Nadine Gutierrez Bóng đá, Muay-Thai, Bơi Chuyên gia NOC
 Ba Lan Monika Hojnisz Hai môn phối hợp
 Bồ Đào Nha Mariana Catarino Bơi
 Puerto Rico Betsmara Cruz Bơi Huấn luyện viên
 Qatar Hannah Al-Bader Bóng ném
 România Emil Imre Trượt băng tốc độ cự li ngắn
 Nga Olga Ponomar Phóng viên thể thao
 Saint Lucia Fredric Sweeney Thuyền buồm Huấn luyện viên
 Sénégal Youssouph Ndao Đấu kiếm
 Serbia Aleksandra Kebic Bóng ném Nhân viên NOC
 Singapore Rui Qi Low Thuyền buồm
 Slovakia Monika Fasungova Cầu lông Vận động viên Olympic 2012
 Slovenia Vanja Mesec Bóng ném
 Nam Phi Reabetewe Mpete Khúc côn cầu trên cỏ
 Sri Lanka Ishika de Silva Rowing
 Thụy Điển Frida Nevalainen Khúc côn cầu trên băng Vận động viên Olympic 2006, 2010
 Thụy Sĩ Lisa Gisler Bi đá trên băng Vận động viên Olympic trẻ 2010
 Sudan Alaa Muntasir Cưỡi ngựa
 Tajikistan Negmatullo Rajabaliyev Quần vợt Huấn luyện viên
 Thái Lan Apisada Kusolsilp Nhân viên Bộ thể thao Thái Lan
 Trinidad và Tobago Jeannette Small Cầu lông Huấn luyện viên và Nhân viên NOC
 Tunisia Marwen Chaieb Rugby Huấn luyện viên
 Thổ Nhĩ Kỳ Giray Cavdar Quần vợt Huấn luyện viên
 Uganda Shamim Bangi Cầu lông
 Ukraina Oleksandr Usyk Quyền Anh Vận động viên Olympic 2008, 2012
 Hoa Kỳ Jessica Luscinski Bóng đá Huấn luyện viên và Nhân viên NOC
 Quần đảo Virgin (Mỹ) Jemille Vialet Bơi
 Uzbekistan Rashid Burnashev Điền kinh
Việt Nam Nguyễn Văn Hào Điền kinh
 Yemen Omar Al-Mogahed Bóng rổ, Bóng đá, Bóng bàn Đại biểu trẻ Yemen tại LHQ
 Zambia Samantha Miyanda Bóng đá
 Zimbabwe Rukudzo Gona Bóng rổ, Bóng đá, Rugby

Nhà báo trẻ

Có 30 nhà báo được thông báo là thành viên của chương trình Nhà bóa trẻ. Các nhà báo tuổi từ 18 đến 24 được lựa chọn bởi Hiệp hội các Ủy ban Olympic quốc gia châu lục (ANOC). Có 4 nhà báo đại diện cho mỗi châu lục, 8 từ Trung Quốc và 1 từ các đại hội tiếp theo Thế vận hội Trẻ Mùa đông và Mùa hè.[25]

Như một sáng kiến để khuyến khích mọi người trên toàn thế giới tham gia của tinh thần Thế vận hội Trẻ chương trình này cung cấp cho các phóng viên trẻ một chương trình đào tạo qua nhiều nền tảng nền tảng và cơ hội về kinh nghiệm qua quá trình làm việc tại Thế vận hội Trẻ. Các nhà báo sẽ có thể làm việc với các chuyên gia có trình độ cao và nổi tiếng trong các lĩnh vực phát thanh, báo in, phương tiện truyền thông xã hội và nhiếp ảnh.[26]

Khu vực Tên NOC
châu Phi Yasmine Torche  Algérie
châu Phi Mario Lovemore  Botswana
châu Phi Stella Annan  Ghana
châu Phi Zaki Saaed  Sudan
châu Mỹ Maria Carolina Cabella  Argentina
châu Mỹ Diego Melendreras  Guatemala
châu Mỹ Ricardo Chambers  Jamaica
châu Mỹ Emily Bayci  Hoa Kỳ
châu Á Pallavi Prasad  Ấn Độ
châu Á Ruslan Medelbek  Kazakhstan
châu Á Christel El Saneh  Liban
châu Á David Lozada  Philippines
châu Âu Palina Ihnatsenka  Belarus
châu Âu Ivan Boyanov  Bulgaria
châu Âu Tomas Pavlicek  Cộng hòa Séc
châu Âu Emilie Fekene  Na Uy
châu Đại Dương Te-Riu Artui  Quần đảo Cook
châu Đại Dương Jerick Sablan  Guam
châu Đại Dương Ashlee Tulloch  New Zealand
châu Đại Dương Ernest Ta'asi  Quần đảo Solomon
Trung Quốc Chen Changjie  Trung Quốc
Trung Quốc Liao Jingjing  Trung Quốc
Trung Quốc Liu Meiying  Trung Quốc
Trung Quốc Wang Yang  Trung Quốc
Trung Quốc Yang He  Trung Quốc
Trung Quốc You Ziyu  Trung Quốc
Trung Quốc Zhu He  Trung Quốc
Trung Quốc Zhu Mandan  Trung Quốc
Lillehammer 2016 Vegard Skorpen  Na Uy
Buenos Aires 2018 Hernán Goldzycher  Argentina

Cách ly và loại bỏ các vận động viên Nigeria tại Đại hội

Sau khi bùng phát dịch bệnh Ebola tại châu Phi năm 2014, các quan chức Trung Quốc kiểm dịch và cách ly tất cả các vận động viên người Nigeria tại mọi địa điểm thi đấu mặc dù tất cả đều âm tính với Ebola tới trước đại hội. Ủy ban Olympic Nigeria đã phản ứng với sự phân biệt bằng việc rút tất cả các vận động viên về nước.[27][28][29]

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ a b c “Nanjing 2014 World Youth Olympics”. Olympic Council of Ireland. ngày 28 tháng 8 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2014. The Youth Olympic Games (YOG) is an international multi-sport event held every four years. The event will follow the existing Olympic format of staggered summer and winter games. The idea for such an event was introduced by International Olympic Committee (IOC) president Jacques Rogge in 2001. On ngày 5 tháng 7 năm 2007, IOC members at the 119th IOC session in Guatemala City approved the creation of a youth version of the Olympic Games.
  2. ^ “IOC Extends Deadline For 2014 Youth Games Applications”. Gamesbids.com. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2014.
  3. ^ “Bidding Process For 2014 Summer Youth Games Begins”. Gamesbids.com. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2014.
  4. ^ (体坛热点)青春南京——南京青奥会会徽解读 (bằng tiếng Trung). xinhuanet.com. tháng 5 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2014.
  5. ^ “2014 Nanjing YOG: Venues”. Nanjing2014.org. ngày 28 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2014.
  6. ^ Report Of The IOC Evaluation Commission For The 2nd Summer YOG in 2014 Lưu trữ 2012-02-24 tại Wayback Machine from aroundtherings.com
  7. ^ “A Brief Introduction of the YOG Torch”. Najing2014.org. ngày 19 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2014.
  8. ^ “Youth Olympic Flame Lighting Ceremony Kicks Off Nanjing 2014 Torch Relay”. Najing2014.org. ngày 30 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2014.
  9. ^ “Youth Olympic flame burns brightly for Nanjing 2014”. IOC. ngày 30 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2014.
  10. ^ “List of 104 Torchbearers for Physical Relay Announced”. Najing2014.org. ngày 6 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2014.
  11. ^ “2014 Summer Youth Olympic Games Brochure” (PDF). Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2010.
  12. ^ “Nanjing 2014 Youth Olympic Games- Sports Program and Summary of Qualification Systems” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2014.
  13. ^ “Nanjing 2014 Sports lab opens its doors”. Ủy ban Olympic Quốc tế. ngày 19 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2014.
  14. ^ “Competition Schedule”. Nanjing2014.org. ngày 29 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2014.
  15. ^ “Ebola crisis forces Nigeria and Sierra Leone out of Nanjing 2014”. insidethegames.biz. ngày 13 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2014.
  16. ^ “Liberia withdraw and three athletes barred from competing as Nanjing 2014 Ebola fear rises”. insidethegames.biz. ngày 15 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2014.
  17. ^ “South Sudanese athlete to compete at Nanjing 2014 under Olympic flag”. insidethegames.biz. ngày 8 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2014.
  18. ^ “Nanjing 2014 Athlete Role Models unveiled”. insidethegames.biz. ngày 17 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2014.
  19. ^ “2014 Athlete Role Models List” (PDF). IOC. ngày 17 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2014.
  20. ^ “Farina appointed to Youth Olympic Games role”. IOC. ngày 9 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2014.
  21. ^ “Patrick Murphy to make a splash at the Youth Olympic Games”. IOC. ngày 22 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2014.
  22. ^ “Young Ambassadors – Nanjing 2014 Youth Olympic Games” (PDF). IOC. ngày 1 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2014.
  23. ^ “IOC announces impressive list of inspiring Young Ambassadors for Nanjing 2014 Youth Olympic Games”. Nanjing2014.org. ngày 1 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2014.
  24. ^ “104 Young Ambassadors Have Arrived!”. Nanjing2014.org. ngày 25 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2014.
  25. ^ “Young Reporters – Nanjing 2014 Youth Olympic Games” (PDF). IOC. ngày 5 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2014.
  26. ^ “IOC announces the Young Reporters for the Nanjing 2014 Youth Olympic Games”. IOC. ngày 5 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2014.
  27. ^ Tony Ubani (ngày 13 tháng 8 năm 2014). “Ebola: China quarantines Nigerian athletes at Youth Olympics”. Vanguard Nigeria. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
  28. ^ “Ebola: Nigeria Withdraw Athletes From Youth Olympic Games”. Information Nigeria. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
  29. ^ “African nations pull out of Youth Olympics in Ebola controversy”. Los Angeles Times. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.

Liên kết ngoài

  • Trang web chính thức Nam Kinh 2014 (tiếng Anh)
Tiền nhiệm
Singapore
Thế vận hội Trẻ Mùa hè
Nam Kinh

Thế vận hội Trẻ II (2014)
Kế nhiệm
Buenos Aires
  • x
  • t
  • s
Mùa hè
Mùa đông
  • Innsbruck 2012
  • Lillehammer 2016
  • Lausanne 2020
  • Gangwon 2024

Bản mẫu:Events at the 2014 Summer Youth Olympics Bản mẫu:NOCin2014SummerYouthOlympics

  • Cổng thông tin Thế vận hội
  • Cổng thông tin Trung Quốc