Trường phái dã thú

Henri Matisse

Trường phái dã thú (Fauvism hay Les Fauves) là một trường phái nghệ thuật tồn tại trong thời gian ngắn của một nhóm họa sĩ hiện đại. Trong khi phong cách nghệ thuật dã thú bắt đầu từ năm 1900 và kéo dài qua năm 1910, thì trường phái này chỉ tồn tại trong vòng 3 năm, 1905 đến 1907, và có 3 cuộc triển lãm.[1] Những người đứng đầu trường phái này là họa sĩ Henri Matisse và André Derain.[1]

Họa sĩ và phong cách

Bên cạnh Matisse và Derain, những họa sĩ theo trường phái này gồm có Albert Marquet, Charles Camoin, Louis Valtat, họa sĩ Bỉ Henri Evenepoel, Jean Puy, Maurice de Vlaminck, Alfred Maurer, Henri Manguin, Raoul Dufy, Othon Friesz, Georges Rouault, họa sĩ Hà Lan Kees van Dongen, họa sĩ người Thụy Sĩ Alice Bailly và Georges Braque (sau đó trở thành cộng tác viên với Picasso trong trường phái Lập thể).[1]

Trường phái này có sự phản ứng mạnh mẽ chống lại trường phái ấn tượng, chống lại sự mất mát không gian do dùng quá nhiều ánh sáng, do sự phân tích tỉ mỉ, không theo quy luật nào, vì thế chỉ là sự ngẫu nhiên và không có suy tính trước[cần dẫn nguồn]. Sự cần thiết cho họa sĩ trường phái Dã thú là màu sắc, chứ không phải vẽ như thấy thực tế, mà là phải sáng tạo sắc độ. Bức tranh là một bố cục nhiều màu, không phải là sự sao chép thiên nhiên; là sự liên tục tạo hình sống động, không là cảnh sắc vặt vụn, là một sự bố cục màu sắc mạnh bạo, không phải là sự tình cờ đẹp mắt[cần dẫn nguồn].

Sự phát triển

Hình ảnh Người Portrait of Camille Pissarro

Khuynh hướng Dã thú ra đời đầu thế kỷ 20, phát triển cực thịnh năm 1905 - 1906, có dấu hiệu suy tàn năm 1907 và chấm dứt hoạt động trước Chiến tranh thế giới thứ nhất để chuyển sang những phong cách rất khác nhau. Cách tân về màu sắc một cách triệt để. Tranh không diễn tả khối, không vờn sáng tối mà chỉ có những mảng màu gay gắt, những đường viền mạnh bạo nhưng không vì vậy mà mất đi vẻ đẹp dứt khoát. Những thành viên tiêu biểu là: Henri Matisse, Vlaminck, Derain, Van Doghen, Marquet, Dufy....

Xem thêm

  • Gerdts, William H. (1997). The Color of Modernism: The American Fauves. New York: Hollis Taggart Galleries. tr. 160 p. Liên kết ngoài trong |title= (trợ giúp)
  • Whitfield, Sarah (1991). Fauvism. London: Thames and Hudson. ISBN 0-500-20227-3.

Chú thích

  1. ^ a b c John Elderfield, The "Wild Beasts" Fauvism and Its Affinities, 1976, Museum of Modern Art, p.13, ISBN 0-87070-638-1

Tham khảo

Liên kết ngoài

  • Fauve Painting from the Permanent Collection at the National Gallery of Art Lưu trữ 2006-11-09 tại Wayback Machine
  • Fauvism: The Wild Beasts of Early Twentieth Century Art Lưu trữ 2007-04-23 tại Wayback Machine
  • Rewald, Sabine. Fauvism. In Timeline of Art History. New York: The Metropolitan Museum of Art (2004)
Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Trung cổ
Phục hưng
Thế kỷ 17
Thế kỷ 18
Thế kỷ 19
Thế kỷ 20
Thế kỷ 21
  • Art intervention
  • Hyperrealism (visual arts)
  • Tân vị lai
  • Chủ nghĩa mắc kẹt
  • Remodernism
  • Sound art
  • Superstroke
  • Superflat
  • Relational art
  • Video game art
Liên quan