Xương hàm dưới

Xương hàm dưới
Hộp sọ nhìn từ đằng trước với xương hàm dưới là vùng tím ở phía dưới.
Latin mandibula
Gray's subject #44 172
Precursor 1st branchial arch[1]
MeSH Mandible

Xương hàm dưới (tên Latin mandibula) là xương thấp nhất, lớn nhất, khỏe nhất ở mặt. Xương hàm dưới có thể cử động được, và là xương duy nhất của hộp sọ có thể cử động được.[2] Xương tạo thành hàm dưới và làm chỗ giữ các chân răng. Trên đường giữa ở mặt trước của xương hàm dưới có một rãnh mờ, là di tích của khớp xương hàm dưới, nơi mà hai xương trái và phải khớp nhau trong thời kỳ tạo xương hàm dưới. Giống như các symphyses trong cơ thể, tại rãnh giữa này hình thành sụn xơ và gắn với nhau trong thời thơ ấu.[3]

Cấu trúc

Mặt ngoài xương hàm dưới
Mặt trong xương hàm dưới

Xương hàm dưới bao gồm các phần sau:

  • Phần ngang có hình dạng uốn cong, là thân.
  • Hai phần thẳng đứng, là cành hay ngành xương hàm dưới, nối với phần thân của xương bằng một góc vuông. Góc hợp bởi thân và cành xương hàm dưới có tên là góc hàm.
  • Các mỏm huyệt răng làm chỗ cố định cho răng tại phần trên của thân xương hàm dưới.
  • Hai mỏm lồi cầu xương hàm dưới là phần đi lên trên và ra sau của cành xương hàm dưới đến ăn khớp với xương thái dương tại khớp thái dương hàm dưới.
  • Hai mỏm vẹt xương hàm dưới là phần đi lên và ra trước của cành xương hàm dưới làm chỗ bám cho các cơ thái dương.

Xương hàm dưới khớp với hai xương thái dương tại khớp thái dương hàm dưới.

Lỗ hàm dưới

  • Lỗ hàm dưới bao gồm 2 lỗ, nằm ở mặt sau của xương hàm dưới, phía trên góc hàm và nằm giữa ngành hàm.
  • Lỗ cằm, bao gồm hai lỗ, nằm ở bên ngoài lồi cằm trên thân xương hàm dưới, và thường nằm trong chân răng tiền cối thứ nhất và thứ hai. Trong quá trình phát triển xương hàm dưới ở trẻ em, hướng của lỗ cằm thay đổi từ mặt trước sang mặt sau trên. Lỗ cằm là nơi thần kinh cằm và các mạch máu đi vào kênh xương hàm dưới.[3]

Thần kinh

Thần kinh huyệt răng dưới, nhánh đi tới xương hàm dưới của thần kinh tam thoa (V), đi vào lỗ hàm dưới và chạy ra trước trong kênh xương hàm dưới, nhận cảm giác từ răng. Tại lỗ hàm, thần kinh chi làm hai nhánh tận: nhánh xuyên và nhánh cằm. Nhánh xuyên chạy ra phía trước trong xương hàm dưới và cảm giác cho vùng răng trước. Thần kinh hàm đi ra khỏi lỗ hàm và cảm giác cho môi dưới.

Trong một số trường hợp hiếm, thần kinh huyệt răng dưới có thể tách đôi, đi cùng với sự hiện diện của lỗ hàm dưới thứ hai nằm về phía trong, và thể hiện trên phim XQuang là một ống hàm dưới đôi.[3]

Phát triển

Quá trình cốt hóa xương hàm dưới diễn ra khi chất xương được bồi đắp trong màng sợi bao phủ bên ngoài sụn Meckel. Những sụn này tạo thành phần sụn của cung xương hàm phải và trái.

Tham khảo

  1. ^ hednk-023—Các hình ảnh phôi thai tại Đại học Bắc Carolina
  2. ^ Gray's Anatomy - The Anatomical Basis of Clinical Practice, 40th Edition, page: 530
  3. ^ a b c Illustrated Anatomy of the Head and Neck, Fehrenbach and Herring, Elsevier, 2012, page 59

Liên kết ngoài

  • Diagram at uni-mainz.de Lưu trữ 2009-02-20 tại Wayback Machine
  • x
  • t
  • s
Các hệ cơ quan trong cơ thể người
Vận
động
Bộ xương
Khối xương sọ
Xương trán, xương sàng, xương bướm, xương chẩm, xương đỉnh, xương thái dương
Khối xương mặt
xương lá mía, xương hàm dưới, xương lệ, xương mũi, xương xoăn mũi dưới, xương gò má, xương hàm trên, xương khẩu cái
Xương thân mình
Xương chi trên
Xương đòn, xương vai, xương cánh tay, xương cẳng tay, xương quay, xương trụ, xương cổ tay, khớp vai
Xương chi dưới
Xương chậu, xương đùi, xương bánh chè, xương chày, xương mác, xương bàn chân, khớp hông
Hệ
Cơ đầu mặt cổ
Cơ vùng đầu, cơ vùng cổ
Cơ thân mình
Cơ thành ngực, cơ thành bụng, cơ hoành
Cơ tứ chi
Cơ chi trên, cơ chi dưới

Tuần
hoàn
Tim
Tâm thất, tâm nhĩ, nội tâm mạc, ngoại tâm mạc, van tim
Mạch máu
Động mạch
Động mạch chủ, động mạch đầu mặt cổ
Tĩnh mạch
 
Mao mạch
 
Máu
Vòng tuần hoàn
Miễn
dịch
Bạch cầu
Cơ chế
Thực bào, tiết kháng thể, phá hủy tế bào nhiễm
Bạch
huyết
Phân hệ
phân hệ lớn, phân hệ nhỏ
Đường dẫn bạch huyết
ống bạch huyết, mạch bạch huyết, mao mạch bạch huyết, hạch bạch huyết

hấp
Đường dẫn khí
Phổi
Hai lá phổi, phế nang
Hô hấp
Sự thở, sự trao đổi khí
Tiêu
hóa
Ống tiêu hóa
Tuyến tiêu hóa
Tuyến nước bọt, tuyến mật, tuyến ruột, tuyến tụy, gan
Bài
tiết
Hệ tiết niệu
Hệ bài tiết mồ hôi
Hệ bài tiết Carbon dioxide (CO2)
Mũi, đường dẫn khí, phổi
Vỏ
bọc
Da
Lớp biểu bì, lớp bì, lớp mỡ dưới da
Cấu trúc đi kèm
Lông - tóc, móng, chỉ tay và vân tay
Thần
kinh
Thần kinh trung ương
Thần kinh ngoại biên
Dây thần kinh (dây thần kinh não, dây thần kinh tủy), hạch thần kinh
Phân loại
Hệ thần kinh vận động, hệ thần kinh sinh dưỡng (phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm)
Giác
quan
Mắt  • thị giác (màng cứng, màng mạch, màng lưới)
Mũi  • khứu giác (lông niêm mạc)
Lưỡi  • vị giác (gai vị giác)
Da  • xúc giác (thụ quan)
Nội
tiết
Nội tiết não
Nội tiết ngực
Nội tiết bụng
Sinh
dục
Cơ quan sinh dục nam
Cơ quan sinh dục nữ
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
  • BNF: cb119383932 (data)
  • GND: 4078576-2
  • LCCN: sh85080435