Zanzibar

Zanzibar
—  Hai đảo  —
Hiệu kỳ của Zanzibar
Hiệu kỳ
Ấn chương chính thức của Zanzibar
Ấn chương
Bản đồ đảo chính của Zanzibar
Bản đồ đảo chính của Zanzibar
Zanzibar là một phần của Tanzania
Zanzibar là một phần của Tanzania
Zanzibar trên bản đồ Thế giới
Zanzibar
Zanzibar
Tọa độ: 6°8′N 39°19′Đ / 6,133°N 39,317°Đ / -6.133; 39.317
Quốc giaTanzania
ĐảoUnguja và Pemba
Thủ đôThành phố Zanzibar
Đã ổn địnhAD 1000
Thủ phủThành phố Zanzibar sửa dữ liệu
Chính quyền
 • KiểuBán tự trị, một phần của Tanzania
 • Tổng thốngHussein Ali Mwinyi
Diện tích
 • Tổng cộng1.020 mi2 (2.650 km2)
Dân số (2004)
 • Tổng cộng1.070.000
Múi giờGiờ Đông Phi sửa dữ liệu
Zanzibar nằm cách bờ biển đại lục Tanzania.

Zanzibar ngày nay là tên của hai đảo cách bờ biển Đông Phi thuộc về Tanzania: Unguja (còn được gọi Zanzibar) và Pemba. Thủ phủ quần đảo này nằm trên đảo Unguja và cũng được gọi là Zanzibar. Khu cũ của thành phố, tên Phố Đá (tiếng Anh: Stone Town), là Di sản thế giới. Dân số của Zanzibar là 981.754 người vào thống kê dân số năm 2002, và hai đảo này có diện tích 2.650 km² (1020 dặm vuông).

Các sản xuất chính của Zanzibar là đồ gia vị (bao gồm đinh hương, đậu khấu, quế, và hạt tiêu) và cọ sợi. Zanzibar cũng dựa trên ngành du lịch, và có thú đặc hữu con khỉ Piliocolobus kirkii (Zanzibar Red Colobus).

Tên "Zanzibar" chắc bắt nguồn từ tiếng Ba Tư زنگبار Zangi-bar ("bờ biển người da đen"). Tuy nhiên, tên này cũng có thể bắt nguồn từ tiếng Ả Rập Zayn Z'al Barr ("nước này đẹp"). "Zanzibar" thường chỉ đến đảo Unguja nói riêng và đôi khi đồng nghĩa với "Quần đảo Gia vị", nhưng tên này thường chỉ đến quần đảo Maluku tại Indonesia. Đảo Pemba là đảo duy nhất trừ ra Zanzibar mà vẫn còn sản xuất đinh hương nhiều; sản xuất này là nguồn thu nhập gia vị chính của quần đảo này.

Lịch sử

Thời cổ

Những cư dân đầu tiên của Zanzibar có thể là tổ tiên của người Hadimu và Tumbatu đến từ đại lục Đông Phi vào khoảng năm 1000 CN. Họ đã thuộc về nhiều dân tộc ở đại lục, và tại Zanzibar họ sống ở những làng nhỏ và không hợp nhất thành đơn vị hành chính lớn hơn. Tại vì họ không có tổ chức trung ương, những cư dân này dễ bị người bên ngoài chinh phục.

Gốm cổ chứng tỏ những đường buôn bán với Zanzibar đã tồn tại từ thời Assyria cổ. Những người buôn bán từ Ả Rập, vùng vịnh Ba TưIran ngày nay (nhất là Shiraz), và Tây Ấn Độ có thể đã đến thăm Zanzibar từ thế kỷ 1. Họ lợi dụng gió mùa để băng qua Ấn Độ Dương vào cảng tại Thị xã Zanzibar ngày nay. Do quần đảo này không có nhiều tài nguyên đối với những người buôn bán, quần đảo chỉ là nơi để tiếp cận những thị xã dọc theo bờ biển Đông Phi.

Một vài người buôn bán từ vùng vịnh Ba Tư bắt đầu cư trú tại Zanzibar vào cuối thế kỷ 11 hay thế kỷ 12; họ lấy vợ thổ dân và cuối cùng một vị vua (được gọi là Mwenyi Mkuu hay Jumbe) được chọn từ dân Hadimu. Người thống trị tương tự dưới tên Sheha được chọn từ người Tumbatu. Cả hai người này không có nhiều quyền, nhưng họ giúp củng cố tên tuổi của hai dân tộc này.

Thuộc địa và Sultan

Quốc kỳ các Sultan Zanzibar xưa

Sự kiện Vasco da Gama đến đảo vào năm 1499 đã khởi đầu cho thời kỳ châu Âu có ảnh hưởng đến vùng này. Bồ Đào Nha tuyên bố quyền hành trên đảo vào năm 1503. Vào tháng 8 năm 1505, đảo trở thành một phần của Đế quốc Bồ Đào Nha khi Đại úy João Homere thuộc hạm đội của Francisco de Almeida chiếm đảo này và tuyên bố quyền hành của Bồ Đào Nha. Đảo này còn là thuộc địa Bồ Đào Nha đến năm 1698, khi Zanzibar trở thành một phần của Oman, dưới quyền hành của Sultan Oman.

Sayyid Said bin Sultan al-Busaid dời đô từ Muscat tại Oman đến Phố Đá năm 1840. Sau khi ông qua đời năm 1856, các con của ông tranh giành quyền nối ngôi. Ngày 6 tháng 4 năm 1861, Zanzibar và Oman bị chia thành hai vương quốc riêng biệt. Sayyid Majid bin Said Al-Busaid (1834/1835–1870), con thứ sáu của ông, trở thành Sultan Zanzibar, còn con thứ ba Sayyid Thuwaini bin Said al-Said trở thành Sultan Oman.

Nhà Kỳ quan (Beit-el-Ajaib) tại Phố Đá được xây vào thập niên 1880 là lâu đài để làm quốc lễ.

Vào lúc này, Sultan Zanzibar cũng có quyền hành một phần lớn của bờ biển Đông Phi, được gọi là Zanj, bao gồm MombasaDar es Salaam, và các đường buôn bán kéo dài hơn vào miền trung châu Phi, chẳng hạn như tới Kindu trên sông Congo. Vào tháng 11 năm 1886, hội đồng biên giới Đức-Anh định Zanj là dải đất rộng 10 hải lý (19 km) dọc theo bờ biển từ mũi Delgado (ngày nay thuộc Mozambique) đến Kipini (ngày nay thuộc Kenya), bao gồm các đảo trên biển và một số thị xã ở Somalia ngày nay. Tuy nhiên, từ năm 1887 đến năm 1892, cả lãnh thổ này bị chiếm thành thuộc địa của Vương quốc Anh, Đức, và Ý, nhưng một số vùng vẫn không được bán hay nhượng lại chính thức đến thế kỷ 20 (Mogadishu nhượng cho Ý năm 1905 và Mombasa nhượng cho Kenya năm 1963).

Đế quốc Anh từ từ tiếp quản Zanzibar và vai trò cai quản của Anh được xác định chính thức trong Hiệp ước Helgoland-Zanzibar năm 1890, trong đó Đức hứa không đụng đến lãnh thổ Anh ở quần đảo Zanzibar. Zanzibar trở thành lãnh thổ phụ của Đế quốc Anh năm đó. Mới đầu Anh gửi Tể tướng để cai trị từ năm1890 đến 1913, rồi thường trú từ năm 1913 đến 1963.

Độc lập

Ngày 27 tháng 8 năm 1896, Chiến tranh Anh-Zanzibar bùng nổ do tranh giành quyền nối ngôi của Hamad bin Thuwaini và kết thúc với kết quả Sultan Hamoud bin Mohammed, được sự chống lưng Anh, được lên ngôi. Đây là cuộc chiến tranh ngắn nhất trong lịch sử; Zanzibar đầu hàng sau 45 phút. Bằng lòng với những đòi hỏi của Đế Quốc Anh, Hamoud kết thúc vai trò của Zanzibar là trung tâm buôn bán nô lệ ở Đông Phi, hoạt động đã bắt đầu dưới thời Oman chiếm đóng vào thế kỷ 17; ông cấm chế độ nô lệ, thả các nô lệ của Zanzibar, và bồi thường các chủ nô vào năm 1897.

Ngày 10 tháng 12 năm 1963, Zanzibar được độc lập từ sự cai trị của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland với chế độ quân chủ lập hiến dưới quyền Sultan. Tình trạng này không kéo dài lâu khi Sultan cuối cùng bị lật đổ ngày 12 tháng 1 năm 1964, và ngày 26 tháng 4 cùng năm, Zanzibar hợp nhất với nước Tanganyika trên đại lục để trở thành Tanzania. Zanzibar vẫn còn một phần của cộng hòa này đến ngày nay.

Chính trị

Quốc kỳ mới của Zanzibar được kéo lên lần đầu tiên vào tháng 1 năm 2005.

Tuy Zanzibar thuộc về Tanzania, nhưng vùng có bầu chủ tịch riêng là nguyên thủ về các vấn đề nội bộ. Amani Abeid Karume được bầu lại vào chức vụ này ngày 30 tháng 10 năm 2005 mặc dù bị ứng cử viên đối thủ Seif Shariff Hamad chỉ trích. [1] Trước đó, cuộc bầu cử này bị nghi ngờ, vào tháng 1 năm 2001, có ít nhất 27 người biểu tình bị cảnh sát bắn chết. [2]

Zanzibar cũng có Viện Dân biểu riêng để làm luật cho quần đảo này. Viện có 50 ghế được bầu thẳng vào nhiệm kỳ 5 năm. Mỗi người lớn tại Zanzibar có quyền bầu cử.

Đảo Zanzibar có ba miền hành chính: Trung/Nam, Bắc, và Thành thị/Tây. Trên đảo Pemba có hai miền Bắc và Nam.

Vua (Sultan) Zanzibar

  1. Majid bin Said (1856–1870)
  2. Barghash bin Said (1870–1888)
  3. Khalifah bin Said (1888–1890)
  4. Ali bin Said (1890–1893)
  5. Hamad bin Thuwaini (1893–1896)
  6. Khalid bin Barghash (1896)
  7. Hamud bin Muhammed (1896–1902)
  8. Ali bin Hamud (1902–1911; thoái vị)
  9. Khalifa bin Harub (1911–1960)
  10. Abdullah bin Khalifa (1960–1963)
  11. Jamshid bin Abdullah (1963–1964)

Tể tướng

  1. Ngài Lloyd William Matthews (1890–1901)
  2. A.S. Rogers (1901–1906)
  3. Arthue Raikes (1906–1908)
  4. Francis Barton (1906–1913)

Thường trú Anh

  1. Francis Pearce (1913–1922)
  2. John Sinclair (1922–1923)
  3. Alfred Hollis (1923–1929)
  4. Richard Rankine (1929–1937)
  5. John Hall (1937–1940)
  6. Henry Pilling (1940–1946)
  7. Vincent Glenday (1946–1951)
  8. John Sinclair (1952–1954)
  9. Henry Potter (1954–1959)
  10. Arthur Mooring (1959–1963)

Tham khảo

  • Emily Ruete (1888). Memoirs of an Arabian Princess from Zanzibar. Tác giả (1844–1924) có tên sinh Công chúa Salme của Zanzibar và Oman, và là con gái của Sayyid Said.
  • H. S. Newman (1898). Banani: the Transition from Slavery to Freedom in Zanzibar and Pemba. Luân Đôn.
  • W. W. A. FitzGerald (1898). Travels in the Coastlands of British East Africa. Luân Đôn.
  • R. N. Lyne (1905). Zanzibar in Contemporary Times. Luân Đôn.
  • J. E. E. Craster (1913). Pemba: The Spice Island of Zanzibar. Luân Đôn.

Liên kết ngoài

  • x
  • t
  • s
Bắc Phi

Thế kỷ 15

1415–1640 Ceuta
1458–1550 Alcácer Ceguer (El Qsar es Seghir)
1471–1550 Arzila (Asilah)
1471–1662 Tangier
1485–1550 Mazagan (El Jadida)
1487–thế kỷ 16 Ouadane
1488–1541 Safim (Safi)
1489 Graciosa

Thế kỷ 16

1505–1541 Agadir
1506–1525 Mogador (Essaouira)
1506–1525 Aguz (Souira Guedima)
1506–1769 Mazagan (El Jadida)
1513–1541 Azamor (Azemmour)
1515–1541 São João da Mamora (Mehdya)
1577–1589 Arzila (Asilah)

Châu Phi hạ Sahara

Thế kỷ 15

1455–1633 Anguim
1462–1975 Cabo Verde
1470–1975 São Tomé1
1471–1975 Príncipe1
1474–1778 Annobón
1478–1778 Fernando Poo (Bioko)
1482–1637 Elmina (São Jorge da Mina)
1482–1642 Bờ Biển Vàng
1508–15472 Madagascar3
1498–1540 Quần đảo Mascarene

Thế kỷ 16

1500–1630 Malindi
1501–1975 Mozambique
1502–1659 Saint Helena
1503–1698 Zanzibar
1505–1512 Quíloa (Kilwa)
1506–1511 Socotra
1557–1578 Accra
1575–1975 Angola
1588–1974 Cacheu4
1593–1698 Mombassa (Mombasa)

Thế kỷ 17

1645–1888 Ziguinchor
1680–1961 São João Baptista de Ajudá, Bénin
1687–1974 Bissau4

Thế kỷ 18

1728–1729 Mombassa (Mombasa)
1753–1975 São Tomé và Príncipe

Thế kỷ 19

1879–1974 Guinea
1885–1974 Congo thuộc Bồ Đào Nha5

Trung Đông [Vịnh Ba Tư]

Thế kỷ 16

1506–1615 Bandar-Abbas
1507–1643 Sohar
1515–1622 Hormuz (Ormus)
1515–1648 Quriyat
1515–? Qalhat
1515–1650 Muscat
1515?–? Barka
1515–1633? Ras Al Khaimah
1521–1602 Bahrain (Muharraq • Manama)
1521–1529? Qatif
1521?–1551? Đảo Tarut
1550–1551 Qatif
1588–1648 Matrah

Thế kỷ 17

1620–? Khor Fakkan
1621?–? As Sib
1621–1622 Qeshm
1623–? Khasab
1623–? Libedia
1624–? Kalba
1624–? Madha
1624–1648 Dibba Al-Hisn
1624?–? Bandar-e Kong

Tiểu lục địa Ấn Độ

Thế kỷ 15

1498–1545
Quần đảo Laccadive
(Lakshadweep)

Thế kỷ 16
Ấn Độ thuộc Bồ Đào Nha

 • 1500–1663 Cochim (Kochi)
 • 1501–1663 Cannanore (Kannur)
 • 1502–1658
 1659–1661
Quilon
(Coulão / Kollam)
 • 1502–1661 Pallipuram (Cochin de Cima)
 • 1507–1657 Negapatam (Nagapatnam)
 • 1510–1961 Goa
 • 1512–1525
 1750
 • 1518–1619 Pulicat
 • 1521–1740 Chaul

  (Portuguese India)
 • 1523–1662 Mylapore
 • 1528–1666
Chittagong
(Porto Grande De Bengala)
 • 1531–1571 Chaul
 • 1531–1571 Chalé
 • 1534–1601 Đảo Salsette
 • 1534–1661 Bombay (Mumbai)
 • 1535 Ponnani
 • 1535–1739 Baçaím (Vasai-Virar)
 • 1536–1662 Cranganore (Kodungallur)
 • 1540–1612 Surat
 • 1548–1658 Tuticorin (Thoothukudi)
 • 1559–1961 Daman and Diu
 • 1568–1659 Mangalore

  (Ấn Độ thuộc Bồ Đào Nha)
 • 1579–1632Hugli
 • 1598–1610Masulipatnam (Machilipatnam)
1518–1521 Maldives
1518–1658 Ceylon thuộc Bồ Đào Nha (Sri Lanka)
1558–1573 Maldives

Thế kỷ 17
Ấn Độ thuộc Bồ Đào Nha

 • 1687–1749 Mylapore

Thế kỷ 18
Ấn Độ thuộc Bồ Đào Nha

 • 1779–1954 Dadra và Nagar Haveli

Đông Á và châu Đại Dương

Thế kỷ 16

1511–1641 Malacca thuộc Bồ Đào Nha [Malaysia]
1512–1621 Maluku [Indonesia]
 • 1522–1575  Ternate
 • 1576–1605  Ambon
 • 1578–1650  Tidore
1512–1665 Makassar
1557–1999 Ma Cao [Trung Quốc]
1580–1586 Nagasaki [Nhật Bản]

Thế kỷ 17

1642–1975 Timor thuộc Bồ Đào Nha (Đông Timor)1

Thế kỷ 19
Ma Cao thuộc Bồ Đào Nha

 • 1864–1999 Coloane
 • 1851–1999 Đãng Tể
 • 1890–1999 Ilha Verde

Thế kỷ 20
Ma Cao thuộc Bồ Đào Nha

 • 1938–1941 Lapa và Montanha (Hoành Cầm)

  • 1 1975 là năm Đông Timor tuyên bố độc lập cũng như là năm xảy ra cuộc xâm lược của Indonesia. Vào năm 2002, nền độc lập của Đông Timor được công nhận.
Bắc Mỹ & Bắc Đại Tây Dương

Thế kỷ 15 [các đảo Đại Tây Dương]

1420 Madeira
1432 Açores

Thế kỷ 16 [Canada]

1500–1579? Terra Nova (Newfoundland)
1500–1579? Labrador
1516–1579? Nova Scotia

Nam Mỹ & Antilles

Thế kỷ 16

1500–1822 Brasil
 • 1534–1549  Capitania của Brasil
 • 1549–1572  Brasil
 • 1572–1578  Bahia
 • 1572–1578  Rio de Janeiro
 • 1578–1607  Brasil
 • 1621–1815  Brasil
1536–1620 Barbados

Thế kỷ 17

1621–1751 Maranhão
1680–1777 Colonia del Sacramento

Thế kỷ 18

1751–1772 Grão-Pará và Maranhão
1772–1775 Grão-Pará và Rio Negro
1772–1775 Maranhão và Piauí

Thế kỷ 19

1808–1822 Cisplatina (Uruguay)
1809–1817 Amapá
1822 Thượng Peru (Bolivia)