Biểu tình chống phong tỏa COVID-19 tại Trung Quốc 2022

Biểu tình chống phong tỏa COVID-19 tại Trung Quốc 2022
Một phần của Phản đối chính sách Zero COVID-19 và Các phong trào dân chủ tại Trung Quốc
Cách mạng giấy trắng
Các sinh viên Đại học Giao thông Tây Nam thương tiếc các nạn nhân của vụ hỏa hoạn ở Ürümqi, và cầm một tờ giấy trắng để phản đối, sau đó hát "Quốc tế ca" và "Nghĩa dũng quân tiến hành khúc"
NgàyTháng 11 — Tháng 12 năm 2022
Địa điểm
Trung Quốc đại lục, Hồng Kông (với các cuộc biểu tình nhỏ của Hoa kiều tại nước ngoài)
Nguyên nhân
Mục tiêuMục tiêu cơ bản
  • Chấm dứt chính sách Zero-COVID và dỡ bỏ phong tỏa
  • Truy cứu trách nhiệm những người đã gây ra các tai nạn chết người trong phòng, chống dịch
  • Thực thi hiệu quả các Điều được ghi trong Hiến pháp
  • Tiếp tục công việc, sản xuất và cuộc sống bình thường
  • Mở cửa đất nước và tiếp tục trao đổi ngoại hối bình thường
  • Thả những người bị bắt trong phong trào

Mục tiêu khác

Hình thứcBiểu tình, bài hát phản đối, tuần hành, bạo loạn, bất ổn dân sự, hoạt động của sinh viên, hoạt động trên internet
Tình trạngPhần lớn bị cảnh sát đàn áp ở Trung Quốc đại lục, nhưng vẫn đang diễn ra trên toàn thế giới.
Các phe trong cuộc xung đột dân sự

Người biểu tình

  • Công dân, sinh viên và công nhân Trung Quốc (bất đồng chính kiến)
  • Nhà báo nước ngoài (ít nhất 2 người đã bị tạm giữ)

Cơ quan chức năng

  • Chính quyền nhân dân các tỉnh, thành phố
  • Các tổ chức Đảng bộ tỉnh, thành phố của Đảng Cộng sản Trung Quốc
  • Cảnh sát nhân dân Trung Quốc
  • Lực lượng Cảnh sát Vũ trang Trung Quốc
  • Cảnh sát hỗ trợ Trung Quốc
  • Ủy ban tự quản cộng đồng cư trú
  • Sinh viên Đại học, Học viện Cảnh sát
  • Công dân, sinh viên và công nhân Trung Quốc (cùng chính kiến)
Nhân vật thủ lĩnh
Không có lãnh đạo tập trung
Map

Một loạt các cuộc biểu tình chống phong tỏa COVID-19 đã bắt đầu ở Trung Quốc đại lục từ đầu tháng 11 năm 2022.[2][3][1][4][5] Sự kiện còn được gọi với tên khác không chính thức là Biểu tình giấy trắng (tiếng Trung: 白纸抗议; Hán-Việt: Bạch chỉ kháng nghị; bính âm: Bái zhǐ kàngyì), hoặc Cách mạng giấy trắng (tiếng Trung: 白纸革命; Hán-Việt: Bạch chỉ cách mạng; bính âm: Bái zhǐ gémìng).[6][7] Các cuộc biểu tình bắt đầu xuất hiện nhằm đáp trả lại các biện pháp mà chính phủ Trung Quốc thực hiện để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 tại quốc gia này, bao gồm cả việc thực hiện chính sách Zero-COVID. Sự bất bình đối với chính sách này đã gia tăng kể từ khi bắt đầu xảy ra đại dịch, khiến nhiều người phải ở nhà không có việc làm và không thể mua nhu yếu phẩm hằng ngày.[8][9]

Trong khi các cuộc biểu tình quy mô nhỏ bắt đầu nhen nhóm xuất hiện vào đầu tháng 11 cộng với tình trạng bất ổn dân sự lan rộng đã xảy ra sau vụ hỏa hoạn chết người ở Ürümqi vào ngày 24 tháng 11, khiến 10 người thiệt mạng (thời điểm 3 tháng sau lệnh phong tỏaTân Cương).[10] Những người biểu tình yêu cầu chính phủ chấm dứt chính sách Zero-COVID và phong tỏa, một số người đã mở rộng cuộc biểu tình của họ đối với sự lãnh đạo của Tập Cận BìnhĐảng Cộng sản Trung Quốc.[11][1] Một số người đã lợi dụng giải vô địch bóng đá thế giới 2022 để hét lên "hãy đeo khẩu trang", hoặc viết tất cả những từ ủng hộ để mỉa mai, đồng thời tích cực trích dẫn các bài phát biểu tuyên truyền trước đây của Đảng Cộng sản Trung Quốc,[12] kêu gọi bỏ cấm vận, nối lại làm việc, sản xuất và cải cách các cơ quan đảng, chính phủ.[13][14]

Tính đến ngày 28 tháng 11, phong trào này đã lan rộng ra ít nhất 19 tỉnh của Trung Quốc, với đám đông tập trung ở nhiều thành phố lớn, bắt đầu từ Nam KinhThượng Hải, tiếp theo là Bắc Kinh, Quảng Châu, Phúc Châu, Thẩm Dương, Cáp Nhĩ Tân, Trường Xuân, Trùng Khánh, Thành Đô, Lan Châu, Tây An, Vũ Hán, Trịnh Châu, Đại Lý, Trường Sa, Ürümqi, Phật Sơn và những nơi khác, ít nhất 91 trường cao đẳng và đại học đã xuất hiện các cuộc biểu tình.[15] Các cuộc biểu tình trên toàn quốc hiếm khi xuất hiện trở lại ở Trung Quốc đã gây ra sự quan ngại rộng rãi trong dư luận quốc tế, thường được coi là phong trào mít tinh và biểu tình trên toàn quốc lớn nhất kể từ sau sự kiện Thiên An Môn.[16][17] Đã có nhiều trường hợp ghi nhận những người biểu tình bị đánh đập và bị xịt hơi cay trước khi bị giam giữ.[18]

Đến đầu tháng 12, chính phủ Trung Quốc đã loại bỏ nhiều hạn chế liên quan COVID-19 bằng cách giảm tần suất xét nghiệm, giảm phong tỏa và cho phép những người mắc bệnh nhẹ cách ly tại nhà.[19]

Bối cảnh

Phong tỏa và chính sách Zero-COVID

Cảnh sát đeo khẩu trang tuần tra tại Sân bay Quốc tế Thiên Hà Vũ Hán trong đợt bùng phát COVID-19 ban đầu vào tháng 1 năm 2020.

Kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19 ở Trung Quốc đại lục, chính phủ Trung Quốc đã áp dụng rộng rãi các biện pháp phong tỏa để quản lý các đợt bùng phát COVID, đặc biệt là nỗ lực thực hiện chính sách Zero-COVID. Các đợt phong tỏa này bắt đầu với việc phong tỏa Vũ Hán vào tháng 1 năm 2020 và nhanh chóng lan sang các thành phố và đô thị khác, bao gồm cả Thượng HảiTân Cương. Khi các đợt phong tỏa này trở nên phổ biến hơn, kéo dài hơn và ngày càng căng thẳng, dẫn đến sự khó chịu và bất đồng ngày càng gia tăng. Vào tháng 4 năm 2022, chính phủ Trung Quốc đã tiếp tục áp đặt lệnh phong tỏa ở Thượng Hải, gây ra sự phẫn nộ trên các trang mạng xã hội, chẳng hạn như Sina WeiboWeChat; người dân không hài lòng với những tác động kinh tế của việc phong tỏa, chẳng hạn như thiếu lương thực và không có việc làm. Sự bất mãn này càng trở nên trầm trọng hơn bởi các báo cáo về điều kiện tồi tệ trong các bệnh viện dã chiến và việc thực thi nghiêm ngặt các biện pháp kiểm dịch.[20] Những ý kiến phản đối vẫn không hề giảm, bất chấp sự kiểm duyệt nghiêm ngặt của các phương tiện truyền thông xã hội ở Trung Quốc.[21]

Sự lan rộng của các biến thể phụ dễ lây nhiễm hơn của biến thể Omicron càng làm gia tăng những bất bình này. Vào ngày 5 tháng 3 năm 2022, trước khi Omicron bùng phát, báo cáo công tác của chính phủ được Quốc hội thông qua đã đề ra mục tiêu tăng trưởng GDP hàng năm là 5,5%.[22] Trên thực tế chỉ ghi nhận mức tăng 4,8% trong quý đầu tiên, chỉ 0,4% trong quý thứ hai do phong tỏa quy mô lớn, phục hồi lên 3,9% trong quý thứ ba và ghi nhận 3,0% trong ba quý đầu tiên.[23] Tỷ lệ thất nghiệp của giới trẻ thành thị Trung Quốc cao tới gần 1/5, đạt mức cao kỷ lục.[24]

Khi những biến thể phụ này lan rộng, niềm tin của dân chúng vào chính sách Zero-COVID của chính phủ Trung Quốc đã bị xói mòn, cho thấy rằng các chiến lược phong tỏa đã trở nên không hiệu quả và không bền vững đối với nền kinh tế Trung Quốc.[25] Nhượng bộ và do dự tạo ra sự thiếu tin tưởng, không ủng hộ hơn nữa đối với chính sách; vào ngày 11 tháng 11, chính phủ Trung Quốc đã công bố các hướng dẫn mới và chi tiết về các biện pháp COVID nhằm giảm bớt chính sách Zero-COVID.[26][27] Việc thực thi của chính quyền địa phương rất khác nhau: Thạch Gia Trang tạm thời dỡ bỏ hầu hết các hạn chế sau thông báo,[20] trong khi đó các thành phố khác tiếp tục với những hạn chế nghiêm ngặt, lo ngại hậu quả của việc nới lỏng phong tỏa.[27] Sau khi triển khai các hướng dẫn mới, một đợt bùng phát COVID-19 đã xảy ra ở nhiều khu vực của Trung Quốc.[28]

Các phong trào dân chủ ở Trung Quốc

Chế độ đơn đảng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã dẫn đến nhiều phong trào chính trị đòi dân chủ. Sự bất mãn này ngày càng tăng khi phản ứng của chính phủ Trung Quốc đối với COVID-19 quá nghiêm ngặt đã thúc đẩy các cuộc thảo luận về tự dodân chủ ở Trung Quốc; kêu gọi Tập Cận Bình từ chức, người đã được đắc cử ở nhiệm kỳ thứ ba, điều chưa từng có tiền lệ với tư cách là tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ vài tuần trước khi cuộc biểu tình bắt đầu lan rộng.[29][30]

Vụ hỏa hoạn tại Ürümqi

Vụ hỏa hoạn tại Ürümqi, Tân Cương đã khiến ít nhất 10 người dân thiệt mạng. Khu vực Tân Cương đã bị phong tỏa nghiêm ngặt trong ba tháng vào thời điểm đó.[8] Vào ngày 25 tháng 11 năm 2022, Chủ tịch Tập Cận Bình đã gửi lời chia buồn về trận động đất ở Quần đảo Solomon nhưng vẫn giữ im lặng về vụ hỏa hoạn tại Ürümqi, gây phẫn nộ trong dân chúng.[31] Theo báo cáo của Đài tiếng nói Hoa Kỳ, vụ hỏa hoạn đã khiến cộng đồng mạng tại Trung Quốc đặt câu hỏi về các biện pháp phong tỏa.[32][33] Chính quyền Ürümqi cho rằng vụ hỏa hoạn xảy ra là do họ không hiểu về chữa cháy và tự cứu lấy chính mình, tiếp tục gây ra sự bất mãn trong quần chúng.[34][35]

Vụ biểu tình cầu Tứ Thông Bắc Kinh

Vào ngày 13 tháng 10 năm 2022, trước thềm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, một người đàn ông đã treo hai biểu ngữ phản đối phong tỏa và ủng hộ dân chủ trên lan can cầu Tứ Thông ở Bắc Kinh. Các biểu ngữ đã nhanh chóng bị cảnh sát địa phương gỡ bỏ cũng như các đề cập liên quan đã bị kiểm duyệt khỏi internet Trung Quốc. Mặc dù vậy, tin tức về sự kiện đã trở nên phổ biến rộng rãi trong dân chúng, và đã thúc đẩy cho các cuộc biểu tình sau đó.[36] Đến ngày 26 tháng 11, các khẩu hiệu của biểu ngữ đã được lặp lại bởi những người biểu tình trên toàn quốc.[37]

Làn sóng biểu tình đầu tiên

Làn sóng biểu tình tại Trung Quốc sau hàng loạt đợt phong tỏa bất hợp lý và chính sách Zero-COVID.

Quảng Châu

Khi lệnh phong tỏa được tái áp đặt ở Quảng Châu bắt đầu từ ngày 5 tháng 11 năm 2022, người dân của quận Hải Châu đã diễu hành trên đường phố vào ban đêm, phá vỡ các hàng rào kim loại và yêu cầu chấm dứt lệnh phong tỏa.[38] Quận Hải Châu là nơi sinh sống của nhiều lao động ngoại tỉnh, những người không thể tìm được việc làm và không thể có thu nhập bền vững trong thời gian phong tỏa. Trong các video được lan truyền trực tuyến, người dân cũng chỉ trích việc xếp hàng hàng giờ để xét nghiệm COVID-19, không thể mua được sản phẩm tươi sống với giá cả phải chăng và thiếu sự hỗ trợ của chính quyền địa phương.[39]

Trịnh Châu

Kể từ cuối tháng 10, siêu nhà máy của FoxconnTrịnh Châu, miền Trung Trung Quốc, nơi sản xuất iPhone cho Apple, đã không cho công nhân nghỉ việc, như một phần của chính sách quốc gia Zero-COVID đồng thời cố gắng duy trì hoạt động của các nhà máy và nền kinh tế.[40][3][41] Vào ngày 23 tháng 11, các công nhân tại một nhà máy của Foxconn đã đụng độ với lực lượng an ninh và cảnh sát về việc trả lương thấp và các hạn chế về COVID bất hợp lý.[3] Các công nhân đã nêu rõ yêu cầu của họ trong các video lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc, cho rằng Foxconn đã không cung cấp các khoản thưởng và tiền lương như đã hứa. Theo một công nhân, các nhân viên mới được Foxconn thông báo rằng họ sẽ nhận được tiền thưởng vào tháng 3tháng 5 năm 2023, rất lâu sau Tết Nguyên đán, thời điểm cần tiền nhất. Những người biểu tình cũng cáo buộc Foxconn đã lơ là việc tách biệt những công nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với những người khác, đồng thời ngăn cản họ rời khỏi khuôn viên nhà máy vì các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt. Cơ quan thực thi pháp luật đã bị quay phim lại cảnh đánh đập công nhân bằng dùi cui và thanh kim loại, trong khi công nhân trả đũa bằng các ném lại các đồ vật và lật đổ xe cảnh sát.[42][3] Các video còn lan truyền cảnh những người lao động rời thành phố bằng cách đi bộ để trở về nhà bất chấp các biện pháp phong tỏa.[3] Đáp lại cuộc biểu tình, Foxconn đã treo thưởng 10.000 nhân dân tệ (khoảng 1.400 USD) cho những công nhân đồng ý nghỉ việc và rời khỏi nhà máy.[42]

Trùng Khánh

Tại Trùng Khánh, một người đàn ông đã được quay hình lại đang phát biểu trong khu nhà ở của mình vào ngày 24 tháng 11, hét lớn bằng tiếng Trung "Cho tôi tự do hoặc cho tôi chết"[a] trước sự cổ vũ và vỗ tay của đám đông. Khi cơ quan thực thi pháp luật cố gắng bắt giữ anh ta, đám đông đã chống lại cảnh sát và kéo anh ta đi, mặc dù cuối cùng anh ta vẫn bị giam giữ.[43][44] Người đàn ông được mệnh danh là "anh hùng Trùng Khánh" trên mạng. Các video xuất hiện những câu trích dẫn của anh đã được lan truyền rộng rãi bất chấp sự kiểm duyệt, chẳng hạn như "chỉ có một căn bệnh trên thế giới, đó là vừa nghèo vừa không có tự do [...] chúng ta hiện có cả hai", ám chỉ cả việc phong tỏa và giá lương thực cao.[43]

Leo thang

Biểu tình nổ ra sau vụ hỏa hoạn tại Ürümqi.

Biểu tình liên quan vụ hỏa hoạn tại Ürümqi

Vào ngày 24 tháng 11, một vụ hỏa hoạn tại một tòa nhà ở Ürümqi đã giết chết 10 người và làm bị thương 9 người trong một khu dân cư đang bị phong tỏa.[45][1] Khu vực Tân Cương đã bị phong tỏa nghiêm ngặt trong ba tháng vào thời điểm đó. Trong thời gian này, các video và hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc cho thấy người dân không thể mua các nhu yếu phẩm cơ bản như thực phẩm và thuốc men.[8] Người dân cáo buộc các biện pháp phong tỏa xung quanh tòa nhà đang cháy đã ngăn lính cứu hỏa không thể tiếp cận tòa nhà kịp thời, trong khi những người khác bày tỏ sự tức giận trước phản ứng của chính quyền và dường như đang cố gắng đỗ lỗi cho các nạn nhân.[1] Nhiều người thiệt mạng là người Duy Ngô Nhĩ, với 5 người sống trong cùng một hộ gia đình.[46]

Vào ngày 25 tháng 11, người dân ở Ürümqi đã xuống đường biểu tình, yêu cầu chấm dứt các biện pháp phong tỏa hà khắc.[4][5][47] Sau đó chính quyền địa phương buộc phải có một bài phát biểu trước công chúng, hứa hẹn sẽ chấm dứt phong tỏa ở những khu vực "rủi ro thấp" vào ngày hôm sau.[48]

26 tháng 11

Danh sách do sinh viên Trung Quốc lưu hành, bao gồm 51 trường đại học có biểu tình chống phong tỏa tính đến ngày 27 tháng 11.[49]

Đến ngày 26 tháng 11, các cuộc biểu tình và tưởng niệm thể hiện sự đồng lòng với các nạn nhân vụ hỏa hoạn đã xuất hiện ở các thành phố lớn như Nam Kinh, Bắc KinhThượng Hải.[1][4][5][50]

Nam Kinh

Vào ngày 26 tháng 11, tại Nam Kinh, các biểu ngữ châm biếm chống lại chính sách Zero-COVID đã bị gỡ bỏ và để phản đối, một sinh viên đã đứng trên bậc thềm của Đại học Truyền thông Trung Quốc, Nam Kinh, cầm một tờ giấy trắng, cho đến khi nó bị giật khỏi tay. Sau đó, hàng trăm sinh viên tập trung trên các bậc thang với những tờ giấy trắng[51][52] để tổ chức một buổi thắp nến cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ hỏa hoạn, sử dụng đèn pin điện thoại làm giá đỡ cho những ngọn nến.[53] Một người đàn ông giấu tên đã lên sân khấu để quở trách đám đông biểu tình, nói rằng "một ngày nào đó bạn sẽ phải trả giá cho tất cả những gì bạn đã làm hôm nay", sau đó các sinh viên trả lời rằng "nhà nước cũng sẽ phải trả giá cho những gì họ đã làm".[54]

Lan Châu

Vào ngày 26 tháng 11, các video quay cảnh những người biểu tình ở Lan Châu phá hủy lều và khu vực xét nghiệm COVID-19.[55][56] Những người biểu tình cáo buộc rằng họ bị phong tỏa mặc dù không có ca dương tính nào trong khu vực.[56] Đầu tháng 11, một người ở Lan Châu đã lan truyền trên mạng xã hội, trong đó một cậu bé 3 tuổi đã chết trước khi được đưa đến bệnh viện kịp thời do các biện pháp phong tỏa, gây ra phản ứng dữ dội và tức giận trên mạng xã hội.[5]

Thượng Hải

Các cuộc biểu tình lớn nhất đã xuất hiện ở Thượng Hải, khi các sinh viên đại học tụ tập trên đường Ürümqi để chỉ thành phố nơi xảy ra vụ hỏa hoạn. Các video cho thấy những người hô vang công khai chỉ trích chính quyền của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình,[57] hàng trăm người hô vang "Hãy từ chức, Tập Cận Bình! Hãy từ chức, Đảng Cộng sản!".[11][58][59] Các video lan truyền trên mạng xã hội cũng cho thấy đám đông chạm mặt với cảnh sát và hô vang các khẩu hiệu như "phục vụ nhân dân", "chúng tôi muốn tự do" và "chúng tôi không muốn Health Code (mã sức khỏe)".[56] Một số người đã hát quốc ca, "Nghĩa dũng quân tiến hành khúc", trong cuộc biểu tình. Vào đầu giờ sáng, cảnh sát bất ngờ bao vây đám đông và bắt giữ một số người.[60] Cảnh sát cũng sử dụng bình xịt hơi cay để giải tán những người biểu tình và bắt giữ, đánh đập một số người biểu tình.[58]

Thành Đô

Tại Thành Đô, đám đông hô vang "Chúng tôi không cần các người cai trị suốt đời. Chúng tôi không cần các hoàng đế".[56]

Tây An

Một buổi cầu nguyện thắp đèn di động cũng được tổ chức tại Học viện Mỹ thuật Tây An, thu hút hàng trăm người biểu tình, theo các bài đăng lan truyền trên mạng xã hội.[61][62]

Korla

Một video với hàng trăm người tập trung tại văn phòng chính quyền của tỉnh ở Korla, Tân Cương, kêu gọi "Dỡ bỏ phong tỏa!". Giống như những người biểu tình ở Ürümqi, nhiều người biểu tình ở Korla dường như là người Hán. Một quan chức bước ra và được chào đón bởi đám đông; người này hứa rằng việc phong tỏa sẽ được nới lỏng.[57]

Thắp nến biểu tình ở Hoa Kỳ.

27 tháng 11

Sinh viên Đại học Giao thông Tây Nam, Thành Đô tổ chức thắp nến cầu nguyện cho các nạn nhân vụ hỏa hoạn.

Thượng Hải

Vào ngày 27 tháng 11, nhà báo Edward Lawrence của BBC News đã bị cảnh sát Thượng Hải hành hung và giam giữ trong vài giờ.[63][64] Đoạn phim lan truyền trên mạng xã hội cho thấy Lawrence bị còng tay kéo xuống đất.[65] Các nhà chức trách trả lời tuyên bố rằng họ bắt giữ anh ta "vì lợi ích của anh ta" để anh ta không bị nhiễm COVID-19 từ đám đông.[66] Nhóm báo chí của BBC News bác bỏ những tuyên bố vì đó không phải là một lời giải thích đáng để tin.[63]

Một bức ảnh xuất hiện cho thấy cảnh sát đã dỡ bỏ biển báo trên Đường Ürümqi vào tối Chủ nhật.[67]

Bắc Kinh

Ít nhất 1.000 người đã tập trung dọc theo đường vành đai ba của Bắc Kinh vào ngày 27 tháng 11 để phản đối các hạn chế về COVID.[68] Người dân Bắc Kinh hô vang "Tất cả chúng tôi là người Thượng Hải! Tất cả chúng tôi là người Tân Cương!".[69]

Vào ngày 27 tháng 11, sinh viên đã tổ chức lễ tưởng niệm tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, góp phần vào các cuộc biểu tình của sinh viên diễn ra tại hơn 50 khuôn viên trường đại học trên khắp Trung Quốc.[56][49] Họ hô vang "tự do sẽ chiến thắng" và hát bài "Quốc tế ca".[70] Một giáo viên đi xuyên qua đám đông đến chỗ học sinh, cố gắng can ngăn đám đông và nói: "Các bạn đang mất kiểm soát!". Một nữ sinh viên Đại học Thanh Hoa giơ tờ giấy trắng hô khẩu hiệu, vừa khóc vừa nói: “Nếu vì sợ bị bắt mà không phát biểu, tôi tin đồng bào sẽ thất vọng về chúng tôi. Là một sinh viên Thanh Hoa, tôi sẽ hối hận cả đời!".[71][61] Một số người biểu tình tụ tập gần sông Liangma, đồng thời hát "Quốc tế ca" và "Nghĩa dũng quân tiến hành khúc". Một người nhận xét "đừng quên những người đã chết trong vụ tai nạn xe buýt Quý Châu... đừng quên tự do", đề cập đến sự cố hồi tháng 9, trong đó một chiếc xe buýt chở người dân địa phương đến trung tâm kiểm dịch COVID-19 đã gặp nạn, khiến 27 người thiệt mạng.[72]

Vào khoảng 01:00 giờ địa phương ngày 28 tháng 11, một quan chức đã đến nói chuyện với những người biểu tình ven sông. Vào khoảng 02:00, cảnh sát ập vào và những người biểu tình bị giải tán. Sự hiện diện của cảnh sát tiếp tục đến tối ngày 28.[69]

Vũ Hán

Hàng trăm người đã biểu tình ở Vũ Hán vào ngày 27 tháng 11, họ đã phá hủy hàng rào kim loại bao quanh các khu bị phong tỏa, lật đổ lều xét nghiệm COVID-19 và yêu cầu chấm dứt phong tỏa, trong khi đó, một số người yêu cầu ông Tập từ chức.[73][74][56]

Hồng Kông

Các cuộc biểu tình quy mô nhỏ đã diễn ra ở Hồng Kông để thể hiện sự đồng lòng với các cuộc biểu tình ở Trung Quốc đại lục. Vào ngày 27 tháng 11, tại Đại học Hồng Kông, hai sinh viên từ đại lục đã phân phát tờ rơi liên quan đến vụ cháy Ürümqi, khiến lực lượng an ninh của trường phải gọi cảnh sát đến hỗ trợ, nhưng cuối cùng không có vụ bắt giữ nào được thực hiện. Cũng trong khuôn viên trường đại học cùng ngày, một nhóm sinh viên giơ cao những tờ giấy trắng.[75]

28 tháng 11

Cảnh sát rào chắn trên đường Ürümqi. Có thời điểm, hàng chục cảnh sát kề vai nhau đứng ở cuối phố.[76]
Cảnh quay tại đường Ürümqi vào ngày 28. Một video sau đó có ghi lại cảnh các phương tiện giao thông đang dừng lại.

Vào đầu tuần học, sinh viên đại học ở Bắc KinhQuảng Châu đã được cho về nhà, với các lớp học và bài kiểm tra cuối kỳ được chuyển sang trực tuyến. Các trường đại học cho biết họ đang bảo vệ sinh viên khỏi COVID-19, tuy nhiên cùng ngày, Trung Quốc cũng đã báo cáo số ca nhiễm giảm theo ngày đầu tiên kể từ ngày 19 tháng 11.[77][78]

Thượng Hải

Sau hai ngày biểu tình ở Thượng Hải, cảnh sát đã dựng rào chắn ở đường Ürümqi vào ngày 28 tháng 11.[79] Cuối buổi tối hôm đó, cảnh sát ra ngoài kiểm tra điện thoại của những người đi bộ ở Thượng Hải.[80]

Những người biểu tình đã lên kế hoạch tập trung tại Quảng trường Nhân dân, nhưng sự xuất hiện của đông đảo cảnh sát đã giải tán điều đó. Nỗ lực thay đổi địa điểm đã bị cản trở khi cảnh sát đã đến trước một bước.[81]

Hồng Kông

Hơn hai chục người đã tham gia một cuộc biểu tình ở trung tâm Hồng Kông, giơ cao những tấm biểu ngữ trống.[82]

Hàng Châu

Vào tối ngày 28 tháng 11 tại Hàng Châu, hàng trăm người dân đã tổ chức một cuộc biểu tình tại ngã tư Hubin Yintai in77, yêu cầu chính quyền thả những người biểu tình bị giam giữ. Cùng lúc đó, một người lái xe đã phát bài hát "Do You Hear the People Sing?" (tạm dịch: Có nghe chăng người dân tôi hát?) trong nền khi chờ đèn giao thông ở ngã tư gần Hubin Yintai in77 và được người qua đường cổ vũ.[83]

Bắc Kinh

Khi các trường đại học bắt đầu đóng cửa trên khắp Bắc Kinh, 9 ký túc xá của Đại học Thanh Hoa đã đóng cửa, với lý do được đưa ra là các trường hợp dương tính với COVID-19. Trong khi đó, khi Đại học Lâm nghiệp Bắc Kinh đóng cửa, chính quyền lưu ý rằng không có sinh viên hoặc giảng viên nào có kết quả xét nghiệm dương tính.[84] Sự xuất hiện dày đặc của cảnh sát ở thủ đô đã ngăn cản những người biểu tình tụ tập.[85]

29 tháng 11

Như những ngày trước đó, có rất đông cảnh sát tại các địa điểm đã diễn ra biểu tình trước đây. Ở Thượng Hải, vỉa hè của tuyến đường Ürümqi đã bị dựng rào chắn dọc theo toàn bộ chiều dài con đường cao 2m. Quảng trường Nhân dân ở trung tâm Thượng Hải, nơi dự định tổ chức một cuộc biểu tình về đêm cũng bị tuần tra dày đặc. Tại đây, cảnh sát cũng đã chặn người dân, kiểm tra điện thoại di động và hỏi xem có cài đặt VPN hay không; tất cả trừ một lối ra của ga tàu điện ngầm đều đã bị đóng chặt. Kỹ thuật giám sát trước đây được sử dụng tại Tân Cương đã được triển khai ở một số thành phố.[86] Ban giám hiệu của các trường Đại học cũng đã yêu cầu sinh viên về sớm để nghỉ đông, hỗ trợ đi lại bằng đường sắt và đường hàng không miễn phí về quê.[87]

Đến giữa trưa, ít nhất 43 cuộc biểu tình quy mô nhỏ đã được diễn ra tại 22 thành phố.[88] Các video liên quan đến cuộc biểu tình bên trong các khu đang được triển khai các biện pháp phong tỏa đều được người dân yêu cầu trả tự do, dỡ phong tỏa.[87]

Trên các mạng xã hội nằm ngoài tầm kiểm soát của chính phủ Trung Quốc, những người biểu tình đã lên kế hoạch làm thế nào để theo dõi cảnh sát, sử dụng nhiều điện thoại di động và tạo thành các cụm nhỏ để tiếp tục phản kháng.[87]

Trong một cuộc họp báo được phát trực tiếp thông qua một tài khoản truyền thông của nhà nước trên Sina Weibo, các cơ quan y tế Trung Quốc đã cam kết chấn chỉnh các biện pháp chống COVID-19. Nhiều bình luận trực tiếp của khán giả cũng đã xuất hiện như: "Chúng tôi đã hợp tác với các người trong ba năm, giờ là lúc trả lại tự do lại cho chúng tôi" và "Các người có thể ngừng lọc bình luận của chúng tôi được không? Nghe dân, trời không sập".[89]

Tế Nam

Nhiều đoạn video do Reuters thu được cho thấy nhiều người biểu tình đang vật lộn với cảnh sát và rào chắn ở quận Lịch Hạ, Tế Nam, thủ phủ của tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Nhiều người biểu tình đã cùng nhau hô vang "dỡ bỏ lệnh phong tỏa" khi đang cố gắng vượt qua các chướng ngại vật được thực thi cho lệnh phong tỏa tại địa phương.[90]

Quảng Châu

Các cuộc biểu tình mới đã nổ ra tại thị hạt Hải Châu của tỉnh Quảng Châu vào tối ngày 29 tháng 11. Các nhân chứng cho biết đã có khoảng 100 cảnh sát đã tập trung tại làng Houjiao của thị hạt và bắt giữ ít nhất 3 người biểu tình. Cảnh sát mặc đồ hazmat và cầm khiên chống bạo động để bảo vệ bản thân khỏi các mảnh vỡ khi cố gắng ngăn chặn người biểu tình.[91][92] Rào chắn bị phá dỡ, đám đông ném đồ đạc, có thể chai thủy tinh và hơi cay đã được sử dụng. Chính quyền địa phương sau đó đã tuyên bố rằng các doanh nghiệp sẽ mở cửa trở lại và lệnh phong tỏa sẽ được nới lỏng. Các khu vực khác của Quảng Châu cũng sẽ hủy bỏ xét nghiệm hàng loạt và nới lỏng tương tự.[88][93]

30 tháng 11

Hàng trăm xe tải, xe thể thao đa dụngxe bọc thép của chính phủ đã đậu dọc các tuyến đường trong thành phố; cảnh sát và lực lượng bán quân sự tiếp tục kiểm tra ngẫu nhiên giấy tờ tùy thân và điện thoại di động của người dân, tìm kiếm ứng dụng, hình ảnh liên quan đến các cuộc biểu tình hoặc bằng chứng cho thấy họ tham gia. Các bài viết trực tuyến liên quan đến cuộc biểu tình liên tục bị xóa.[88]

Sau cái chết của Nguyên Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân vào cùng ngày lúc 12:13 phút địa phương, các nhà kiểm duyệt đã chuyển sang hạn chế các bình luận trên Weibo liên quan đến cái chết của ông vì họ bắt đầu so sánh nhiệm kỳ Tổng bí thư của ông và chính quyền hiện tại, che giấu những chỉ trích với đương kim Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình.[94] Một số người biểu tình trên các nhóm Telegram đã đề cập đến cái chết của ông như một cơ hội để tụ tập để vinh danh ông và trút giận lên các chính sách của chính phủ.[95]

4 tháng 12

Vào ngày 4 tháng 12, các cuộc biểu tình mới nổ ra tại Đại học Vũ Hán, các sinh viên đã yêu cầu trường cho phép hồi hương như các trường đại học khác, tuyên bố ký túc xá không đủ nguồn cung nước nước nóng, dịch vụ chuyển phát dừng hoạt động khiến việc phong tỏa tại trường không thực hiện được. Đồng thời, các sinh viên cũng yêu cầu cởi mở và minh bạch về các quy định trong nhà trường.[96]

5 tháng 12

Tại Nam Kinh, các sinh viên tại Đại học Công nghệ Nam Kinh đã phản đối lệnh phong tỏa do COVID-19 sau khi ghi nhận một trường hợp dương tính được tìm thấy tại trường. Các sinh viên đã không hài lòng với việc thông tin kém từ phía nhà trường và e ngại không thể hồi hương trong kỳ nghỉ đông sắp tới. Video về cuộc biểu tình đã được đăng tải trên Twitter, cho thấy các sinh viên la lớn "Chúng tôi muốn về nhà!" và "Các nhà lãnh đạo, hãy từ chức đi!" khi một chiếc xe cảnh sát đến hiện trường.[97]

Ảnh hưởng

Thị trường chứng khoán

Vào ngày 28 tháng 11, thị trường chứng khoán Hồng Kông mở cửa với mức giảm hơn 3%. Chỉ số Hang Seng giảm 3,26% xuống 17,000.23 khi mở cửa. Chỉ số Shanghai Composite giảm 1,5% xuống 3,055.29 điểm, trong khi Sàn chứng khoán Thâm Quyến lớn thứ hai Trung Quốc giảm 1,54% xuống 1,953.71 điểm.[98] Chỉ số Europe 600 (.STOXX) giảm 0,7% và dự trữ dầu châu Âu (.SXEP) giảm 1,4%, cho thấy thị trường toàn cầu đang lo lắng về những vấn đề phát sinh từ chính sách "bù trừ" của Trung Quốc.[99]

Biểu tình ở quốc tế

Buổi cầu nguyện bên ngoài Lãnh sự quán Trung Quốc tại Toronto, Canada, vào ngày 27 tháng 11 năm 2022.
Các cuộc biểu tình ở Washington, DC do sinh viên Trung Quốc ở nước ngoài lãnh đạo vào ngày 28 tháng 11.
  •  Trung Hoa Dân Quốc: Một buổi cầu nguyện với khoảng 80 đến 100 người tham dự đã được tổ chức vào ngày 27 tháng 11 tại Quảng trường Tự do ở Đài Bắc, Đài Loan, để bày tỏ tình đoàn kết với các cuộc biểu tình ở Trung Quốc. Các diễn giả bao gồm Wang Dan và Zhou Fengsuo, các nhà hoạt động đã tham gia các cuộc biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.[100][101] Vào tối ngày 30 tháng 11, Đại học Quốc gia Đài Loan đã tổ chức lễ thắp nến tưởng niệm các nạn nhân của vụ hỏa hoạn ở Urumqi và bày tỏ tình đoàn kết với những người biểu tình Trung Quốc.[102]
  •  Nhật Bản: Lối ra phía Tây của ga ngầm ShinjukuTokyo vào tối ngày 27 đã có các Hoa kiều tụ tập đặt hoa và nến dưới mặt đất để tưởng niệm cho các nạn nhân của vụ hỏa hoạn Ürümqi.[103]
  •  Pháp: Quảng trường BastilleParis, vào tối ngày 27, một số công dân Pháp đã giơ biển báo đường Ürümqi bằng giấy trước quảng trường để tượng trưng cho việc dỡ bỏ biển báo "Đường Ürümqi" ở Thượng Hải.[104] Trung tâm PompidouParis, Hoa kiều đã đứng ở đây, giơ khẩu hiệu và giấy trắng.[104]
  •  Vương quốc Anh: Bên ngoài đại sứ quán Trung Quốc ở Luân Đôn, công dân nước này đã tổ chức lễ tang vào lúc 9 giờ tối ngày 27 và hô vang các khẩu hiệu tại đây.[105] Tại Đại học Sheffield và tòa thị chính, sinh viên Trung Quốc cũng đã đặt những bó hoa, nến và khẩu hiệu phản đối trên mặt đất.[104]
  •  Ireland: Tại Quảng trường Spire ở Dublin, Hoa kiều đã đặt nến và khẩu hiệu, than khóc và cầu nguyện xung quanh tháp chuông.[104]
  •  Hà Lan: Quảng trường Dam ở Amsterdam, Hoa kiều sống ở Hà Lan đặt nến, dây đèn trên mặt đất và cầm tờ giấy trắng trên tay.[104]
  •  Tây Ban Nha: 27 tháng 11, ở trung tâm Barcelona, mọi người đặt nến và hoa, cũng như những tấm biển bằng bìa cứng có chữ Urumqi và những nơi khác trên đó. Mọi người đã viết "Chúng tôi ở bên bạn" bằng tiếng Catalan.[cần nguồn tốt hơn]
  •  Đức: Từ ngày 26 tháng 11 đến ngày 3 tháng 12, Hoa kiều tổ chức các hoạt động thắp nến tưởng niệm tại Berlin, Frankfurt, Munich, Tubingen, Stuttgart, Aachen, Hamburg và các thành phố khác.[106][cần nguồn tốt hơn]
  •  Canada: Vào tối ngày 27 tháng 11, trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại Toronto, hàng trăm người Trung Quốc đã đặt biển tang và nến trên mặt đất, bày tỏ tình đoàn kết với những người biểu tình Trung Quốc.[107]
  •  Hoa Kỳ: Sáng ngày 27 tháng 11, người Duy Ngô NhĩNam California, các nhà hoạt động dân chủ, đại diện Hiệp hội nghệ sĩ thị giác và "Liên minh Trà Sữa" gồm các nhóm từ Hồng Kông, Đài Loan, MyanmarThái Lan đã tập trung trước Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Los Angeles để tang các nạn nhân của vụ hỏa hoạn Ürümqi cũng như đồng tình trước hành động của người dân Trung Quốc đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc.[108][cần nguồn tốt hơn]
  •  Australia: Vào buổi tối ngày 27 và 28, hàng trăm người Trung Quốc đã ủng hộ cuộc biểu tình tại quảng trường trước Tòa thị chính Sydney và Quảng trường King George ở Brisbane.[109]
  •  Malaysia: Vào tối ngày 29, hơn 100 người thuộc nhiều dân tộc khác nhau ở Malaysia và sinh viên Trung Quốc đã tập trung tại Đại học Malaysia để tưởng niệm các nạn nhân của vụ hỏa hoạn Ürümqi, đồng thời cầm giấy trắng và khẩu hiệu bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với "Cách mạng giấy trắng".[110]

Phản ứng của chính phủ Trung Quốc

Ngày 28 tháng 11 năm 2022, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết trong một cuộc họp báo thường kỳ rằng "Trên mạng xã hội có những thế lực có động cơ thầm kín liên hệ vụ cháy này với phản ứng của địa phương đối với COVID-19",[111] và "Chúng tôi tin rằng với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc và sự ủng hộ của người dân Trung Quốc, cuộc chiến chống lại COVID-19 của chúng ta sẽ thành công".[112] Về trường hợp nhà báo Edward Lawrence của BBC News bị hành hung và giam giữ trong thời gian ngắn ở Thượng Hải, anh ta có nói đã biết về tình hình, nhưng cho rằng đó là do Lawrence không xác định được danh tính chính xác của mình.[64] Cũng vào ngày này, Trần Văn Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc kiêm Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương, đã chủ trì một cuộc họp toàn thể của Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương, nhấn mạnh rằng cần thiết kiên quyết trấn áp các hoạt động xâm phạm, phá hoại của các thế lực thù địch theo quy định của pháp luật, kiên quyết trấn áp các hành vi vi phạm pháp luật, tội phạm gây rối trật tự xã hội, bảo vệ có hiệu quả tình hình xã hội ổn định.[113][114]

Vào ngày 29 tháng 11, Ủy ban Y tế Quốc gia đã tổ chức một cuộc họp báo và tuyên bố rằng việc phong tỏa cần được nhanh chóng kết thúc và dỡ bỏ, tất cả nên được giải quyết để giảm bớt sự bất tiện do dịch bệnh gây ra cho nhân dân[115] và ra thông báo yêu cầu tăng cường hơn nữa công tác tiêm chủng cho người cao tuổi.[116] Cùng ngày, tài khoản WeChat "Tuyên truyền Chiết Giang" của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Chiết Giang, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đăng một bài bình luận "Người dân trên hết" chứ không phải "Phòng chống dịch bệnh trên hết".[117]

Ngày 30 tháng 11, Tôn Xuân Lan, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện, đã tổ chức một hội nghị chuyên đề tại Ủy ban Y tế và Sức khỏe Quốc gia, chỉ ra rằng với sự suy yếu và khả năng gây bệnh của biến thể Omicron, việc phổ biến tiêm chủng và tích lũy kinh nghiệm trong phòng ngừa và kiểm soát, các chính sách phòng chống dịch bệnh phải không ngừng được tối ưu hóa.[118] Cùng ngày, nhiều nơi ở Trung Quốc đại lục đã nới lỏng đáng kể việc kiểm soát dịch bệnh.[119] Trong khi đó, Bộ trưởng An ninh Hồng Kông Đặng Bính Cường mô tả các cuộc biểu tình gần đây là "một cuộc cách mạng màu", một số người được xác định là gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia. Ông tuyên bố việc cầm một mảnh giấy có những từ như lãnh đạo từ chức, chế độ độc tài và cách mạng có thể vi phạm Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông và ông kêu gọi công dân không tham gia. Ông cũng tin rằng ban quản lý các trường cao đẳng và đại học có trách nhiệm ngăn chặn các vụ việc bất hợp pháp trở thành "căn cứ cho những cơn bão đen".[120][121][122]

Ngày 1 tháng 12 năm 2022, ông Tập đã trò chuyện với Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel và cho rằng các sinh viên thất vọng vì các biện pháp nghiêm ngặt kéo dài với COVID-19 mới là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc biểu tình.[123]

Ngày 18 tháng 12 năm 2022, chính quyền thành phố Trùng Khánh ra thông báo những người mắc COVID-19 nhẹ hoặc không có triệu chứng có thể trở lại làm việc sau khi thực hiện biện pháp phòng ngừa nếu cần thiết.[124][125]

Kiểm duyệt và phản kháng

Kiểm duyệt thông tin

Vào ngày 27 tháng 11, kênh thể thao của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) bắt đầu thay thế các cảnh quay cận cảnh những người hâm mộ không đeo khẩu trang vẫy cờ bằng hình ảnh các cầu thủ, quan chức hoặc sân vận động bóng đá khi phát sóng các trận đấu FIFA World Cup 2022, nhằm tránh gây thêm khó chịu cho công chúng Trung Quốc. Theo quan sát của British Broadcasting Corporation (BBC), giữa chương trình phát sóng của CCTV và chương trình phát sóng của BBC có độ trễ khoảng 52 giây, trong trận đấu, các hình ảnh cận cảnh của khán phòng sẽ bị cắt bỏ có chủ ý.[126] Trước đó vào ngày 22 tháng 11, một bài viết đã đặt câu hỏi về chính sách Zero-COVID của Trung Quốc đã xuất hiện trên nền tảng tài khoản công cộng WeChat, liệu Trung Quốc có "cùng một hành tinh" với Qatar, quốc gia đang tổ chức World Cup hay không, và sau đó nó đã bị xóa khỏi nền tảng.[127]

Lực lượng ủng hộ chính phủ

Nhiều nhóm trên mạng xã hội đã ủng hộ chính phủ đã miêu tả những người biểu tình vô tình đã trở thành những con tốt của "phương Tây" và những người theo phe dân chủ ở Hồng Kông. Các nhóm này mô tả các cuộc biểu tình là "cuộc cách mạng màu". Những người biểu tình cũng bị lên án vì "lợi dụng những điều tồi tệ nhất của để kích động công chúng không hiểu bản chất thật sự - đặc biệt là sinh viên đại học và trí thức có đầu nhồi nhét tư tưởng phương Tây - tham gia".[128]

Biểu tượng "tờ giấy trắng"

Những tờ giấy trắng khổ A4 đã trở thành biểu tượng của các cuộc biểu tình, với những người biểu tình tại Đại học Thanh Hoa đưa ra những tờ giấy trắng A4 để thể hiện sự kiểm duyệt ở Trung Quốc.[129] Những người biểu tình cũng mang theo những bông hoa màu trắng, đứng cầm giấy hoặc hoa tại các giao lộ.[130] Một người biểu tình ở Bắc Kinh nói rằng cô và chồng là một trong những người đầu tiên đến cuộc biểu tình ven sông vào ngày 27 tháng 11, lúc đầu không chắc có người nào trong khu vực là người biểu tình hay không, nhưng khi nhìn thấy cô ấy đang mang theo một tờ giấy trắng, họ đã đến và tụ tập với cô ấy.[69]

Các cộng đồng người Hoa ở hải ngoại đã gọi sự kiện này là "cách mạng giấy trắng" và "cách mạng A4" trên các phương tiện truyền thông.[131] Đến ngày 28 tháng 11, các bài đăng chứa giấy trắng, những thuật ngữ liên quan vô hại và phương trình Friedmann đã bị xóa khỏi nền tảng mạng xã hội Trung Quốc.[132][133]

Phương trình Friedmann

Một số sinh viên tại Đại học Thanh Hoa (nơi Chủ tịch Tập Cận Bình tốt nghiệp) đã tham gia vào các cuộc biểu tình COVID-19 bằng cách mang theo các bảng với phương trình Friedmann được vẽ nguệch ngoạc. Một số người biểu tình cho rằng, đó là một kiểu chơi chữ giữa " Friedmann" và "Free man (Người tự do)".[134][135] Những người khác còn đã giải thích việc sử dụng phương trình trong các cuộc biểu tình như là một lời kêu gọi "mở cửa" Trung Quốc vì các phương trình Friedmann liên quan đến việc "giãn nở" của vũ trụ.[136]

Phản ứng quốc tế

Tổ chức quốc tế

Châu Mỹ

Châu Âu

  •  Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland: Phản ứng trước vụ bắt giữ nhà báo Edward Lawrence của BBC, Thủ tướng Anh Rishi Sunak mô tả đây là "điều gây sốc và không thể chấp nhận được".[145] Ngoại trưởng Anh James Cleverly gọi vụ việc là "đáng lo ngại sâu sắc" và "rõ ràng" rằng người dân Trung Quốc "vô cùng bất bình" về các hạn chế COVID.[149][150] Bộ trưởng Kinh doanh Grant Shapps nói rằng "hoàn toàn không có lý do gì" để các nhà báo đưa tin về các cuộc biểu tình bị cảnh sát tấn công.[151]
  •  Đức: Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier yêu cầu chính quyền Trung Quốc "tôn trọng" quyền tự do của những người biểu tình và ông "hiểu [các] lý do tại sao mọi người muốn bày tỏ sự thiếu kiên nhẫn và bất bình của họ". Ông nói rằng ông hy vọng chính quyền Trung Quốc tôn trọng quyền tự do ngôn luận và tự do biểu tình của người biểu tình, ông hy vọng các cuộc biểu tình sẽ diễn ra trong hòa bình.[152] Omid Nourpour, đồng lãnh đạo Đảng Xanh Đức, một đối tác trong chính phủ liên minh Đức, tuyên bố các cuộc biểu tình "minh chứng cho sự dũng cảm và tuyệt vọng của nhiều người".[137] Người phát ngôn của chính phủ Đức Steffen Hebestreit gợi ý rằng chính phủ Trung Quốc có thể giải quyết các chính sách phong tỏa do COVID bằng cách sử dụng vắc xin mRNA do phương Tây sản xuất mà Đứcchâu Âu đã có "kinh nghiệm rất tốt" để cho phép hầu hết các quốc gia nới lỏng các hạn chế về COVID-19.[153]

Châu Á

  •  Đài Loan: Đảng Dân chủ Tiến bộ Đài Loan kêu gọi chính phủ Trung Quốc tích cực lắng nghe và đáp ứng yêu cầu của người dân.[154]

Xem thêm

Ghi chú

  1. ^ tiếng Trung: 不自由,毋宁死!. Đây là bản dịch tạm thời cho câu nói "Give me liberty, or give me death!" của Patrick Henry.

Tham khảo

  1. ^ a b c d e f Tian, Yew Lun (26 tháng 11 năm 2022). “Protests erupt in Xinjiang and Beijing after deadly fire”. Reuters (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.
  2. ^ “從中國南京傳媒學院開始,學生發起「白紙革命」,上海等中國7大城市大學生發起「白紙革命」 全球最大文具商全面下架A4白紙”. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2022.
  3. ^ a b c d e Kwon, Jake (23 tháng 11 năm 2022). “Workers at the world's largest iPhone factory in China clash with police, videos show | CNN Business”. CNN (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.
  4. ^ a b c “China Xinjiang: Urumqi rocked by Covid lockdown protests after deadly fire”. BBC News (bằng tiếng Anh). 26 tháng 11 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.
  5. ^ a b c d Chien, Amy Chang; Che, Chang; Liu, John; Mozur, Paul (24 tháng 11 năm 2022). “In a Challenge to Beijing, Unrest Over Covid Lockdowns Spreads”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.
  6. ^ He, Laura (29 tháng 11 năm 2022). “'White paper' protests: China's top stationery supplier says it's still selling A4 sheets”. CNN (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2022.
  7. ^ Jackson, Lauren (30 tháng 11 năm 2022). “China's Dramatic Dissent”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2022.
  8. ^ a b c Al Jazeera. “Xinjiang residents complain of hunger after 40-day COVID lockdown”. Al Jazeera English (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.
  9. ^ Jiang, Steven (19 tháng 4 năm 2022). “Hunger and anger in Shanghai's unending lockdown nightmare”. CNN (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.
  10. ^ DAKE KANG (25 tháng 11 năm 2022). “10 killed in apartment fire in northwest China's Xinjiang”. Associated Press (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.
  11. ^ a b Nectar Gan (27 tháng 11 năm 2022). “Protests erupt across China in unprecedented challenge to Xi Jinping's zero-Covid policy”. CNN (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.
  12. ^ “強烈抗議封控!中國示威者「舉白紙、散布世足梗圖」諷刺清零”. Hãng Thông tấn Trung ương (bằng tiếng Trung). 28 tháng 11 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.
  13. ^ “中國長期封控民間抗爭蔓延 上海民眾喊習近平下台[影]”. CNA (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.
  14. ^ “抗议遍地开花 上海街头高喊共产党下台 北大学生反封控”. Đài Á Châu Tự Do (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.
  15. ^ “【更新】杭州湖濱銀泰悼念活動遭警力提前部署,以民眾被帶走及清場告終”. Initium Media. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.
  16. ^ [訪問完整] "中國人民要勇敢一點"! 中國男子於上海烏魯木齊路舉花演講 為新疆火災聲援 各地學生紛紛舉白紙示威抗議 規模浩大宛如六四學運重演..., 三立iNEWS, Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 11 năm 2022, truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022
  17. ^ Che, Chang; Liu, John (16 tháng 11 năm 2022). “Covid Lockdown Chaos Sets Off a Rare Protest in a Chinese City”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.
  18. ^ Lau, Stuart (29 tháng 11 năm 2022). “Rip up China trip plans, EU chief is told as protests grow”. Politico Europe. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.
  19. ^ Huang, Kathy; Han, Mengyu (14 tháng 12 năm 2022). “Did China's Street Protests End Harsh COVID Policies?”. Council on Foreign Relations. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2022.
  20. ^ a b Li, Lyric; Shepard, Christian (19 tháng 11 năm 2022). “As China eases coronavirus restrictions, confusion and angst follow”. The Washington Post (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2022.
  21. ^ lxc/je/qan (21 tháng 11 năm 2022). “Beijing sees record Covid cases as China outbreak spirals”. Yahoo! News (bằng tiếng Anh). Agence France-Presse. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2022.
  22. ^ “2022年政府工作报告(全文)”. Chính quyền Nhân dân Quý Châu. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.[liên kết hỏng]
  23. ^ 杨曦; 高雷. “2022年前三季度我国GDP增长3.0%国民经济恢复向好--经济·科技--人民网”. Nhân Dân nhật báo. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  24. ^ “中国青年失业率高企 二十大无视危机”. Deutsche Welle (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.
  25. ^ Spegele, Brian. “Lockdowns Spread as New Omicron Variants Evade China's Zero-Covid Net”. The Wall Street Journal (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.
  26. ^ Jinshan Hong (11 tháng 11 năm 2022). “These Are the 20 New Rules China Is Following to Combat Covid”. Bloomberg (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.
  27. ^ a b Xiaoqian Zhu (27 tháng 11 năm 2022). “Depressed, powerless, angry: why frustration at China's zero-Covid is spilling over”. The Guardian (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.
  28. ^ “Beijing sees record Covid cases as China outbreak spirals”. Yahoo! News (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.
  29. ^ “China Covid: Protesters openly urge Xi to resign over China Covid curbs”. BBC News (bằng tiếng Anh). 27 tháng 11 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2022.
  30. ^ Emily Feng (27 tháng 11 năm 2022). “How a deadly fire in Xinjiang prompted protests unseen in China in three decades”. NPR. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2022.
  31. ^ 袁勃; 胡永秋. “习近平就所罗门群岛遭受地震灾害向所罗门群岛总督武纳吉致慰问电--时政--人民网”. Nhân Dân nhật báo. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  32. ^ “乌鲁木齐市一高层住宅楼发生火灾 -天山网 - 新疆新闻门户”. Tianshannet. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.
  33. ^ “社媒不停刪 網民不斷發:烏魯木齊致命大火引眾怒”. Đài Tiếng nói Hoa Kỳ. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.
  34. ^ 新疆烏魯木齊大量民眾走上街頭抗議封城,警民雙方爆發衝突 [Một số lượng lớn người dân ở Urumqi, Tân Cương đã xuống đường để phản đối việc phong tỏa và các cuộc đụng độ đã nổ ra giữa cảnh sát với người dân], Initium Media 端傳媒, 2022, Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 11 năm 2022, truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022
  35. ^ “烏市樓火10死 官否認封區礙灌救 近3小時撲熄 網片:民眾示威求解封”. Ming Pao (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.
  36. ^ “Anti-Xi protest spreads in China and worldwide as Chinese leader begins third term”. CNN (bằng tiếng Anh). 23 tháng 10 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2022.
  37. ^ Roland Oliphant, Jenny Pan. “Bridge man: Lone protester whose call to overthrow Xi Jinping inspired a movement”. MSN (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2022.
  38. ^ McCarthy, Simone; Magramo, Kathleen (15 tháng 11 năm 2022). “Residents 'revolt' over oppressive Covid lockdowns in China's Guangzhou”. CNN (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.
  39. ^ “China zero Covid: Violent protests in Guangzhou put curbs under strain”. BBC News (bằng tiếng Anh). 15 tháng 11 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.
  40. ^ Lee, Yimou (31 tháng 10 năm 2022). “EXCLUSIVE Output of Apple iPhones at major China plant could fall 30% amid COVID curbs -source”. Reuters (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2022.
  41. ^ Trần Phương (24 tháng 11 năm 2022). “Trung Quốc phong tỏa Trịnh Châu sau vụ biểu tình ở nhà máy Foxconn”. Báo Tuổi trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.
  42. ^ a b Liu, Juliana; Gan, Nectar (24 tháng 11 năm 2022). “Foxconn offers to pay workers to leave world's largest iPhone factory after violent protests”. CNN (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.
  43. ^ a b Pollard, Martin Quin; Lee, Liz (25 tháng 11 năm 2022). “China's widening COVID-19 curbs trigger public pushback”. Reuters (bằng tiếng Anh). Bắc Kinh, Trung Quốc. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2022.
  44. ^ Gan, Nectar; Wang, Selina (25 tháng 11 năm 2022). “As anger rises and tragedies mount, China shows no sign of budging on zero-Covid”. CNN (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2022.
  45. ^ Kang, Dake (26 tháng 11 năm 2022). “10 killed in apartment fire in northwest China's Xinjiang”. The Washington Post. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2022.
  46. ^ Emily Feng. “How a deadly fire in Xinjiang prompted protests unseen in China in three decades”. NPR (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2022.
  47. ^ “More zero-Covid protests in China after deadly lockdown fire in Xinjiang”. South China Morning Post (bằng tiếng Anh). 27 tháng 11 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.
  48. ^ “白紙革命》過度防疫!烏魯木齊大火網傳44死 人群包圍政府大樓槓市委書記 - 國際”. 自由時報電子報 (bằng tiếng Trung). 26 tháng 11 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2022.
  49. ^ a b Bellamy, Daniel (27 tháng 11 năm 2022). “China: Calls for Xi Jinping to resign as rare COVID rule protests spread across major cities”. Euronews. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2022.
  50. ^ “Protests against strict lockdown hit Shanghai, other China cities”. Nikkei Asia (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.
  51. ^ Pollard, Martin Quin; Goh, Brenda (28 tháng 11 năm 2022). “Blank sheets of paper become symbol of defiance in China protests”. Reuters (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2022.
  52. ^ Pollard, Martin Quin; Goh, Brenda (28 tháng 11 năm 2022). “Blank sheets of paper become symbol of defiance in China protests”. Reuters (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2022.
  53. ^ “南京传媒学院学生聚集点亮灯光,高喊:"人民万岁!逝者安息!"”. China Digital Times (bằng tiếng Trung). 26 tháng 11 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2022.
  54. ^ Brenda Goh; Martin Quin Pollard (27 tháng 11 năm 2022). “Blank sheets of paper become symbol of defiance in China protests”. Reuters (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2022.
  55. ^ “China Covid Unrest Boils Over as Citizens Defy Lockdown Efforts”. Bloomberg News (bằng tiếng Anh). 27 tháng 11 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2022.
  56. ^ a b c d e f Hall, Casey; Horwitz, Josh; Pollard, Martin Quin (27 tháng 11 năm 2022). “Clashes in Shanghai as COVID protests flare across China”. Reuters (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.
  57. ^ a b Buckley, Chris (26 tháng 11 năm 2022). “Protests Erupt in Shanghai and Other Chinese Cities Over Covid Controls”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2022.
  58. ^ a b Dake Kang; Huizhong Wu (27 tháng 11 năm 2022). “Crowd angered by lockdowns calls for China's Xi to step down”. Associated Press (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.
  59. ^ Danson Cheong (27 tháng 11 năm 2022). “China signals no change to zero-Covid-19 policy amid mass protests that challenge Xi | The Straits Times”. The Straits Times (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.
  60. ^ Wu, Dake Kang; Huizhong. “Protesters angry at China's lockdowns call for Xi to resign; crowds clash with police in Shanghai”. USA Today (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.
  61. ^ a b Kuo, Lily (27 tháng 11 năm 2022). “Rare protests against China's 'zero covid' policy erupt across country”. Washington Post. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2022.
  62. ^ “See How Covid Protests Are Spreading Across China Through Video”. Bloomberg News (bằng tiếng Anh). 27 tháng 11 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2022.
  63. ^ a b “China Covid: BBC journalist detained by police during protests”. BBC News (bằng tiếng Anh). 28 tháng 11 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2022.
  64. ^ a b “BBC says Chinese police assaulted and detained its reporter at Shanghai protest”. The Guardian (bằng tiếng Anh). 28 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.
  65. ^ Shiyin Chen (27 tháng 11 năm 2022). “BBC Journalist Beaten by Police at China Covid Protests”. Bloomberg News (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2022.
  66. ^ Milliken, David; Pollard, Martin Quin (28 tháng 11 năm 2022). “BBC says Chinese police assaulted one of its journalists at Shanghai protest”. Reuters (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2022.
  67. ^ Helen Davidson; Verna Yu (27 tháng 11 năm 2022). “Anti-lockdown protests spread in China as anger rises over zero-Covid strategy”. The Guardian (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2022.
  68. ^ Helen Davidson; Verna Yu (28 tháng 11 năm 2022). “Clashes in Shanghai as protests over zero-Covid policy grip China”. The Guardian (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2022.
  69. ^ a b c Wang, Vivian (28 tháng 11 năm 2022). “A Protest? A Vigil? In Beijing, Anxious Crowds Are Unsure How Far to Go”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2022.
  70. ^ “Protests spread in China as anger mounts over 'zero-COVID'”. Al Jazeera English (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.
  71. ^ 賴錦宏 (27 tháng 11 năm 2022). “抗議封控!大陸多所大學出現示威海報 學生舉白紙抗議” [Biểu tình chống phong tỏa! Áp phích biểu tình xuất hiện tại các trường đại học ở Trung Quốc, sinh viên phản đối bằng tờ giấy trắng]. United Daily News (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2022. 一名北京清大女學生在校內的紫荊餐廳門口,高舉白紙大喊口號……有一名老師穿越人群,到學生面前稱「你們現在搞到失控了!」嘗試勸離人群。該女生還哭著說:「如果我們因為害怕被捕,所以就不敢發聲,我覺得我們的人民都會對我們失望。作為清華的學生,我會後悔一輩子!」 [Một nữ sinh viên tại Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh đã giơ một tờ giấy trắng và hô khẩu hiệu hướng vào nhà ăn Bauhinia trong khuôn viên trường... Một giáo viên đi qua đám đông và nói: "Các em mất kiểm soát rồi!" và cố gắng thuyết phục đám đông rời đi. Cô gái cũng bật khóc: "Nếu sợ bị bắt mà ngại lên tiếng, tôi nghĩ đồng bào sẽ rất thất vọng về tôi. Là một sinh viên của Thanh Hoa, tôi sẽ hối hận suốt đời!"]
  72. ^ Chen, Laurie. “'Long Live The People!' Beijingers Gather For Frigid Anti-lockdown Rally”. Barron's (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.
  73. ^ “In China's Wuhan, Where Covid Outbreak Began, Hundreds Protest On Streets”. NDTV. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2022.
  74. ^ Buckley, Chris; Wang, Vivian; Che, Chang; Chien, Amy Chang (27 tháng 11 năm 2022). “After Deadly Blaze, Surge of Defiance Against China's Covid Policies”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2022.
  75. ^ Grundy, Tom (28 tháng 11 năm 2022). “China protests: University of Hong Kong calls in police as duo stage Urumqi fire solidarity vigil”. Hong Kong Free Press (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2022.
  76. ^ “Protests hit Shanghai and Beijing”. Taipei Times. Agence France-Presse. 28 tháng 11 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2022.
  77. ^ “Students sent home as China boosts police presence”. Thời báo Đài Bắc. 30 tháng 11 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2022.
  78. ^ Evelyn Cheng (29 tháng 11 năm 2022). “China's Covid infections drop for the first time in more than a week”. CNBC. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2022.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  79. ^ Mansoor Hameed (28 tháng 11 năm 2022). “Police barricade street in Shanghai after two nights of protests”. The Siasat Daily (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2022.
  80. ^ “Students sent home as China boosts police presence - Taipei Times”. Thời báo Đài Bắc. 30 tháng 11 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2022.
  81. ^ Wang, Nectar Gan,Philip (29 tháng 11 năm 2022). “China's security apparatus swings into action to smother Covid protests”. CNN (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2022.
  82. ^ Grundy, Tom (28 tháng 11 năm 2022). “In Pictures: Hongkongers stage 'blank placard' demo in solidarity with China Covid protests”. Hong Kong Free Press (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2022.
  83. ^ “白紙革命》中國警方「預防性」清場 杭州商圈多人被抓捕”. 自由時報電子報 (bằng tiếng Trung). 28 tháng 11 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2022.
  84. ^ JOE McDONALD (29 tháng 11 năm 2022). “Chinese university students sent home amid protests | AP News”. Associated Press. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2022.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  85. ^ Pollard, Martin Quin; Baptista, Eduardo (29 tháng 11 năm 2022). “Chinese authorities seek out COVID protesters”. Reuters (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2022.
  86. ^ Gan, Nectar; Wang, Philip (29 tháng 11 năm 2022). “China's security apparatus swings into action to smother Covid protests”. CNN (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.
  87. ^ a b c Buckley, Chris (29 tháng 11 năm 2022). “With Intimidation and Surveillance, China Tries to Snuff Out Protests”. The New York Times. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2022.
  88. ^ a b c Brown, Lee (30 tháng 11 năm 2022). “China vows to 'resolutely crack down' as protests continue”. New York Post.
  89. ^ McCarthy, Simone; Chang, Wayne (29 tháng 11 năm 2022). “Chinese health officials defend zero-Covid policy but pledge to rectify some measures amid protests”. CNN (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.
  90. ^ Pollard, Martin Quin; Baptista, Eduardo (29 tháng 11 năm 2022). “Chinese authorities seek out COVID protesters”. Reuters (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2022.
  91. ^ Tan, Yvette (30 tháng 11 năm 2022). “China Covid: Unrest continues in Guangzhou as lockdown anger grows”. BBC News. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2022.
  92. ^ “Thêm các vụ đụng độ vì Covid ở Quảng Châu”. BBC News. 30 tháng 11 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2022.
  93. ^ Li, Lyric. “China warns of crackdown amid confused messaging on 'zero covid' future”. Washington Post. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2022.
  94. ^ Buckley, Chris (30 tháng 11 năm 2022). “For China's Leader, Another Dilemma: How to Mourn Jiang Zemin”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2022.
  95. ^ Wong, Chun Han. “Jiang Zemin's Death Amid Covid Anger in China Stirs Memories of Past Protests”. The Wall Street Journal (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2022.
  96. ^ Xue, Fei (4 tháng 12 năm 2022). “武汉大学爆发大规模抗议 学生要求自由返乡” (bằng tiếng Trung). Đài truyền hình Tân Đường Nhân. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2022.
  97. ^ Yu, Verna (6 tháng 12 năm 2022). “Chinese students protest as university locks down over one Covid case”. The Guardian. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2022.
  98. ^ 小山 (28 tháng 11 năm 2022). “白纸抗议动荡 中港股市大跌”. Đài phát thanh quốc tế Pháp (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.
  99. ^ Shankar, Sruthi; Jain, Devik (28 tháng 11 năm 2022). “China's COVID protests weigh on European shares; Airbus tumbles”. Reuters (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.
  100. ^ “聲援中國抗議 自由廣場燭光哀悼烏魯木齊逝者”. Hãng Thông tấn Trung ương (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2022.
  101. ^ Hioe, Brian (27 tháng 11 năm 2022). “Vigil Held in Liberty Plaza in Solidarity for Victims of Urumqi Fire, Protests in China”. New Bloom Magazine. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2022.
  102. ^ Hu Jingzhou. “台大舉行燭光悼念會 聲援白紙革命”. 經濟日報網 (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2022.
  103. ^ 峰俊, 安田. “「習近平は辞めちまえ!」中国の"ゼロコロナ反乱"が日本にも波及…新宿西口で抗議主催者と参加者に直撃”. Shūkan Bunshun. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2022.
  104. ^ a b c d e Irianto, Widodo. “Protes Penguncian Covid-19 China Meluas ke Kota Besar di Luar Negeri - TIMES Indonesia”. TIMES Indonesia (bằng tiếng Indonesia). Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2022.
  105. ^ “多少人的眼淚在無言中抹去:倫敦的中國留學生響應「白紙革命」”. 轉角國際 (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2022.
  106. ^ “城市活动海报”. Dropbox (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2022.
  107. ^ “China Protest: People take to streets, protest with blank white paper against Xi Jinping's zero-COVID strategy”. APN News (bằng tiếng Anh). 28 tháng 11 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2022.
  108. ^ 方平 (28 tháng 11 năm 2022). “中国掀抗议潮 海内外民众齐喊"共产党下台"”. Đại Kỷ Nguyên (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2022.
  109. ^ "所有勇气,应有回声!"逾200悉尼华人再度点烛抗议,追悼乌市死者声援上海(视频/组图)”. Sydney Today. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2022.
  110. ^ “中国乌鲁木齐住宅大火 逾百大学生悼罹难者 - 国内 - 即时国内”. Sin Chew Daily (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2022.
  111. ^ Singh, Anamica (28 tháng 11 năm 2022). “Beijing blames 'forces with ulterior motives' for fuelling rage in the country”. WION. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2022.
  112. ^ “After Protests, China Says 'Fight Against Covid-19 Will Be Successful'”. Barron's. Agence France Presse. 28 tháng 11 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2022.
  113. ^ “【白紙運動】中共中央政法委:堅決打擊擾亂社會秩序違法犯罪行為”. Tinh Đảo nhật báo. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2022.
  114. ^ “陈文清主持召开中央政法委员会全体会议强调 以有力举措贯彻落实党的二十大精神 坚决维护国家安全和社会稳定-新华网”. Xinhua. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2022.
  115. ^ 易燕丹. “國家衛健委:封控管理要快封快解 應解盡解 - 香港經濟日報 - 中國頻道 - 國情動向”. 中國頻道. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.
  116. ^ “关于印发加强老年人新冠病毒疫苗接种工作方案的通知国卫明电〔2022〕484号”. Ủy ban Y tế nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
  117. ^ Tuyên truyền Triết Giang. “人民至上"不是"防疫至上”. WeChat. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2022.
  118. ^ 冯粒. “孙春兰强调 充分发挥各方专家优势 不断优化完善防控措施-新华网”. 新华网. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2022.
  119. ^ 张龙. “广州多区解除临时管控区-大河网”. news.dahe.cn. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2022.
  120. ^ “鄧炳強:近日示威再現「顏色革命」雛型 紙上寫領導人下台或危國安籲勿參與 (13:38) - 20221130 - 港聞”. 明報網站 (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2022.
  121. ^ “鄧炳強:留意到有「再次顏色革命」雛型 當局嚴正執法”. Đài Truyền hình Hồng Kông (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2022.
  122. ^ “鄧炳強:紀念烏魯木齊事件現「再次顏色革命」雛形 危害國安籲勿參加”. Yahoo! News (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2022.
  123. ^ Bermingham, Finbarr. “Chinese President Xi Jinping believes 'frustrated students' are behind Covid-19 protests, EU officials say” [Các quan chức EU cho biết Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tin rằng 'những sinh viên thất vọng' là nguyên nhân cho các cuộc biểu tình COVID-19.]. South China Morning Post (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2022.
  124. ^ Hải Linh (20 tháng 12 năm 2022). “Động thái bước ngoặt tại siêu đô thị Trùng Khánh”. ZingNews. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2022.
  125. ^ Trùng Khánh cho phép người mắc COVID-19 nhẹ đi làm, Chuyển động 24h, Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2023, truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2022
  126. ^ “China Covid: Chinese TV censors shots of maskless World Cup fans”. BBC News (bằng tiếng Anh). 28 tháng 11 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.
  127. ^ 楊明暐; 陳政一. “防疫憤怒情緒上升 中國央視刪世界盃未戴口罩場景 | 兩岸 | 中央社 CNA”. 中央社CNA (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  128. ^ Buckley, Chris (29 tháng 11 năm 2022). “With Intimidation and Surveillance, China Tries to Snuff Out Protests”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2022.
  129. ^ Davidson, Helen (28 tháng 11 năm 2022). “China Covid protests explained: why are people demonstrating and what will happen next?”. The Guardian (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2022.
  130. ^ “Protests hit Shanghai and Beijing - Taipei Times”. Thời báo Đài Bắc. 28 tháng 11 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2022.
  131. ^ Feng, John (28 tháng 11 năm 2022). “Why 'White Paper Revolution' has become key symbol of China's COVID protest”. Newsweek (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2022.
  132. ^ Teng, Jing Xuan. “Wordplay, Blank Signs, Music: How China Is Protesting Zero-Covid”. Barron's (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2022.
  133. ^ Henderson, Matthew (27 tháng 11 năm 2022). “This could be the beginning of the end for Xi Jinping”. The Telegraph (bằng tiếng Anh). ISSN 0307-1235. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2022.
  134. ^ TENG, Jing Xuan. “Wordplay, Blank Signs, Music: How China Is Protesting Zero-Covid”. Barrons (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2022.
  135. ^ “China's protests: Blank paper becomes the symbol of rare demonstrations”. BBC. 28 tháng 11 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2022.
  136. ^ Koh Ewe. “Why Are Students Holding Up This Physics Equation During China's COVID Protests?”. VICE (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2022.
  137. ^ a b “Global governments urge China to respect COVID protests”. DW News (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.
  138. ^ “EU chief under pressure to get tough with Xi as China protests grow”. POLITICO (bằng tiếng Anh). 29 tháng 11 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.
  139. ^ a b Sanger, David E. (28 tháng 11 năm 2022). “White House Weighs How Forcefully to Support Protesters in China”. The New York Times. Washington. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.
  140. ^ Hjelmgaard, Kim; Collins, Michael (28 tháng 11 năm 2022). “White House weighs in as China gripped by large-scale protests over Xi's COVID-19 policies”. USA Today (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.
  141. ^ Jean-Pierre, Karine; Kirby, John (28 tháng 11 năm 2022). “Press Briefing by Press Secretary Karine Jean-Pierre and National Security Council Coordinator for Strategic Communications John Kirby” (Thông cáo báo chí). James S. Brady Press Briefing Room: The White House.
  142. ^ “U.S. Mission China Statement to American Citizens” (Thông cáo báo chí). Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Bắc Kinh. 28 tháng 11 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.
  143. ^ a b Toosi, Nahal; Kine, Phelim (28 tháng 11 năm 2022). “Biden administration reacts with caution to China protests”. Politico. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2022.
  144. ^ Wang, Orange (29 tháng 11 năm 2022). “US embassy in China urges Americans to stock up on daily necessities amid Covid surge and protests”. South China Morning Post. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.
  145. ^ a b Razdan, Kushbook; Birmingham, Finbarr (29 tháng 11 năm 2022). “US Republicans slam Biden for 'weakness' on China protests; UK's Sunak seethes over journalist detention”. South China Morning Post. New York and Brussels. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.
  146. ^ Kimball, Spencer (1 tháng 12 năm 2022). “Fauci says China has done a bad job of vaccinating the elderly and their shots are not very effective against Covid”. CNBC. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2022.
  147. ^ Berkrot, Bill biên tập (29 tháng 11 năm 2022). “Canada's Trudeau says people in China should be allowed to protest”. Ottawa. Reuters. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2022.
  148. ^ Robertson, Dylan (29 tháng 11 năm 2022). “Trudeau expresses support for Chinese protesters as show of dissent roils Beijing”. CTV News (bằng tiếng Anh). The Canadian Press. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.
  149. ^ Ott, Haley; Palmer, Elizabeth; Zhang, Shuai (28 tháng 11 năm 2022). “China's Xi Jinping faces calls to step down as deadly fire sparks unprecedented protests over "zero-COVID" policy”. CBS News. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2022.
  150. ^ “Global governments urge China to respect COVID protests”. Deutsche Welle. 28 tháng 11 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.
  151. ^ Wingate, Sophie (28 tháng 11 năm 2022). “UK warns China after BBC journalist 'beaten' by police during protests”. The Independent. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.
  152. ^ Blanchard, Sandrine; Romaniec, Rosalia (28 tháng 11 năm 2022). “Frank-Walter Steinmeier ne voit "pas d'issue" en ce moment pour l'Ukraine” (bằng tiếng Pháp). Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.
  153. ^ Von der Burchard, Hans (28 tháng 11 năm 2022). “Germany to China: Use Western vaccines, duh”. Politico. Berlin. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.
  154. ^ Chen, Yun (28 tháng 11 năm 2022). “《白紙革命》民進黨:密切關注 北京必須正視人民聲音” ["White Paper Revolution" DPP: Paying close. Beijing listen to the voice of the people]. 自由時報 [Liberty Times] (bằng tiếng Trung). Taipei. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.
  • x
  • t
  • s
Biểu tình và bạo loạn tại Trung Quốc vào thế kỷ 21
2001–2007
  • Phong trào phản đối Trung Quốc 2002-2003 (2002–2003)
  • Bạo loạn ở Nghi Châu (2002)
  • Biểu tình Hợp Phì (2003)
  • Biểu tình Đường Sơn (2004)
  • Biểu tình bài Nhật năm 2005 (2005)
  • Biểu tình Họa Thủy (2005)
  • Biểu tình Đông Châu (2005–2006)
  • Biểu tình Đạt Châu (2007)
2008
  • Bạo loạn Thành Quan
  • Bạo loạn Lũng Nam
  • Bạo loạn chống cảnh sát Thâm Quyến
  • Bạo loạn Tứ Xuyên 2008
  • Bạo động Tây Tạng (Phản ứng quốc tế)
  • Bạo động người Duy Ngô Nhĩ
  • Bạo loạn Úng An
2009
  • Vụ xô xát Thiều Quan
  • Vụ xô xát Thạch Thủ
  • Bạo loạn tập đoàn gang thép Thông Hóa
  • Bạo động Ürümqi
  • Bất loạn Tân Cương
2010
2010
  • Bạo loạn lao động Trung Quốc (2010)
  • Biểu tình ngôn ngữ Quảng Châu (2010)
  • Bạo động Mã An Sơn (2010)
  • Bạo động công nhân Tô Châu (2010)
  • Biểu tình tiếng Tây Tạng (2010)
  • Biểu tình phản đối nhà máy nhôm Xinfa
2011
  • Bạo động Triều Châu
  • Biểu tình ủng hộ dân chủ Trung Quốc (Đàn áp những người bất đồng chính kiến)
  • Biểu tình PX Đại Liên
  • Vụ đánh bom Phúc Châu, Giang Tây
  • Biểu tình Hải Môn
  • Bạo loạn Nội Mông
  • Tài xế xe tải Thượng Hải đình công
  • Biểu tình Ô Khảm
  • Biểu tình Vân Nam
  • Bạo động Tăng Thành
  • Biểu tình nhà máy năng lượng mặt trời Chiết Giang
  • Bạo động Trung Sơn
  • 2012
    • Biểu tình bài Nhật
    • Biểu tình Khải Đông
    • Biểu tình Đức Dương
    • Biểu tình của người Tây Tạng ở Tứ Xuyên
    • Bạo động Trung Sơn
    2013
    2014
    • Công nhân nhà máy golf đình công (2014)
    • Bạo loạn sân bay Trịnh Châu (2014)
    2015-2021
    2022–
    Liên quan
    • x
    • t
    • s
    Trước đại dịch
    2020
    2021
    2022
    • Tháng 1
    • 2
    • 3
    • 4
    • 5
    • 6
    • 7
    • 8
    • 9
    • 10
    • 11
    • 12
    2023–nay
    • 2023
    • 2024
    Châu Phi
    Bắc
    Đông
    Nam
    Trung
    Tây
    Châu Á
    Trung/Bắc
    Đông
    Trung Quốc đại lục
    • phong tỏa
    • số liệu
    • tiêm chủng
    • Bắc Kinh
    • Hắc Long Giang
    • Hồ Nam
    • Hồ Bắc
    • Nội Mông
    • Liêu Ninh
    • Thượng Hải
    • Tứ Xuyên
    • Tây Tạng
    • Tân Cương
    Nam
    Ấn Độ
    • ảnh hưởng kinh tế
    • sơ tán
    • phong tỏa
    • khủng hoảng lao động nhập cư
    • suy thoái
    • phản ứng của chính quyền liên bang
      • Quỹ PM CARES
      • Quỹ Khẩn cấp COVID-19 SAARC
    • phản ứng của chính quyền bang
    • tiêm chủng
      • Vaccine Maitri
    • Số liệu
    Đông Nam
    Malaysia
    • vấn đề
      • ảnh hưởng xã hội
      • ảnh hưởng chính trị
      • nỗ lực cứu trợ
      • lệnh kiểm soát di chuyển
    • điểm nóng Tablighi Jamaat
    Philippines
    • phản ứng của chính quyền
      • cách ly cộng đồng
        • Luzon
      • sơ tán
    • tranh cãi xét nghiệm
    • tiêm chủng
    Tây
    Châu Âu
    Anh Quốc
    • phản ứng của chính quyền
    • ảnh hưởng xã hội
    • ảnh hưởng kinh tế
    • ảnh hưởng giáo dục
    • Operation Rescript
    • hợp đồng
    • Anh
      • London
    • Bắc Ireland
    • Scotland
    • Wales
    Lãnh thổ phụ thuộc Hoàng gia
    Lãnh thổ hải ngoại
    Đông
    Tây Balkan
    Liên minh
    châu Âu
    Khối EFTA
    Vi quốc gia
    Bắc Mỹ
    México
    • dòng thời gian
    Trung Mỹ
    Canada
    • dòng thời gian
    • ảnh hưởng kinh tế
      • viện trợ liên bang
    • tiêm chủng
    • phản ứng quân sự
    • Bong bóng Đại Tây Dương
    Caribe
    Hoa Kỳ
    • dòng thời gian
      • 2020
      • 2021
    • ảnh hưởng xã hội
    • ảnh hưởng kinh tế
    • phản ứng
      • chính quyền liên bang
      • chính quyền bang và địa phương
        • Hội đồng Liên tiểu bang miền Đông
        • Hiệp ước Vùng Các thống đốc miền Trung Tây
        • Hiệp ước Các tiểu bang miền Tây
    • truyền thông của chính quyền Trump
    Đại Tây Dương
    Châu Đại Dương
    Úc
    • Lãnh thổ Thủ đô Úc
    • New South Wales
    • Lãnh thổ Bắc Úc
    • Queensland
    • Nam Úc
    • Tasmania
    • Victoria
    • Tây Úc
    Nam Mỹ
    Khác
    Văn hóa và
    giải trí
    Xã hội
    và các quyền lợi
    Kinh tế
    Thông tin
    Chính trị
    Ngôn ngữ
    Khác
    Vấn đề y tế
    Các
    chủ đề
    y khoa
    Xét nghiệm
    và dịch
    tễ học
    Phòng
    ngừa
    Vắc-xin
    Chủ đề
    Đã
    cấp
    phép
    Bất hoạt
    DNA
    RNA
    Tiểu đơn vị
    Vector virus
    Đang
    thử
    nghiệm
    Sống
    • COVI-VAC (Hoa Kỳ)
    DNA
    • AG0302-COVID‑19
    • GX-19
    • Inovio
    Bất hoạt
    • TurkoVac
    • Valneva
    RNA
    • ARCT-021
    • ARCT-154
    • Bangavax
    • CureVac
    • HGC019
    • PTX-COVID19-B
    • Sanofi–Translate Bio
    • Walvax
    Tiểu đơn vị
    • 202-CoV
    • Corbevax (Bio E COVID-19)
    • COVAX-19
    • EuCorVac-19
    • GBP510
    • IVX-411
    • Nanocovax
    • Noora
    • Novavax
    • Razi Cov Pars
    • Sanofi-GSK
    • SCB-2019
    • UB-612
    • V-01
    • V451 (đã ngừng)
    • Vabiotech
    • Trung tâm Y học Hoa Tây
    Vector virus
    • AdCLD-CoV19
    • BBV154
    • BriLife
    • DelNS1-2019-nCoV-RBD-OPT
    • GRAd-COV2
    • ImmunityBio
    • NDV-HXP-S
    Hạt tương
    tự virus
    • CoVLP
    • VBI-2902
    Điều trị
    Kháng thể
    đơn dòng
    • Bamlanivimab/etesevimab
      • Bamlanivimab
      • Etesevimab
    • Casirivimab/imdevimab
    • Regdanvimab
    • Sarilumab
    • Sotrovimab
    • Tocilizumab
    Thuốc kháng
    virus phổ rộng
    Cơ sở
    Trung tâm Kiểm soát
    Dịch bệnh
    • Trung Quốc
    • Châu Âu
    • Hàn Quốc
    • Hoa Kỳ
    • Ấn Độ
    • Indonesia
    • Malaysia
    Bệnh viện và
    cơ sở liên quan
    Tổ chức
    • Liên minh Sáng kiến Ứng phó Dịch bệnh
    • Ủy ban Y tế Quốc gia (Trung Quốc)
    • Tổ chức Y tế Thế giới
    • Viện Virus học Vũ Hán (Trung Quốc)
    • Viện Virus học Quốc gia (Ấn Độ)
    • Lực lượng Đặc nhiệm về Virus corona của Nhà Trắng (Hoa Kỳ)
    • Cẩm nang công nghệ coronavirus
    • Quỹ Khẩn cấp về COVID-19 của SAARC (Ấn Độ)
    • Quỹ Phản ứng Đoàn kết COVID-19
    Nhân vật
    Chuyên gia y tế
    Nhà nghiên cứu
    Quan chức
    WHO
    • Tedros Adhanom (Tổng giám đốc WHO)
    • Bruce Aylward (Trưởng nhóm nhiệm vụ COVID-19 WHO-Trung Quốc)
    • Maria Van Kerkhove (Giám đốc Kỹ thuật phản ứng COVID-19)
    • Michael J. Ryan (Giám đốc điều hành Chương trình Khẩn cấp Y tế WHO)
    Các quốc gia
    và vùng
    lãnh thổ
    • Frank Atherton (Wales)
    • Ashley Bloomfield (New Zealand)
    • Catherine Calderwood (Scotland)
    • Trương Thượng Thuần (Đài Loan)
    • Victor Costache (Romania)
    • Fabrizio Curcio (Ý)
    • Carmen Deseda (Puerto Rico)
    • Jaap van Dissel (Hà Lan)
    • Christian Drosten (Đức)
    • Francisco Duque III (Philippines)
    • Jeong Eun-kyeong (Hàn Quốc)
    • Anthony Fauci (Hoa Kỳ)
    • Francesco Paolo Figliuolo (Ý)
    • Graça Freitas (Bồ Đào Nha)
    • Henrique de Gouveia e Melo (Bồ Đào Nha)
    • Þórólfur Guðnason (Iceland)
    • Matt Hancock (Anh Quốc)
    • Hamad Hasan (Liban)
    • Noor Hisham Abdullah (Malaysia)
    • Greg Hunt (Úc)
    • Tony Holohan (Ireland)
    • Lý Khắc Cường (Trung Quốc)
    • Fahrettin Koca (Thổ Nhĩ Kỳ)
    • Nguyễn Thanh Long (Việt Nam)
    • Michael McBride (Bắc Ireland)
    • Oriol Mitjà (Andorra)
    • Zweli Mkhize (Nam Phi)
    • Doni Monardo (Indonesia)
    • Alma Möller (Iceland)
    • Saeed Namaki (Iran)
    • Ala Nemerenco (Moldova)
    • Ali Pilli (Bắc Síp)
    • Víðir Reynisson (Iceland)
    • Jérôme Salomon (Pháp)
    • Trần Thì Trung (Đài Loan)
    • Fernando Simón (Tây Ban Nha)
    • Gregor Smith (Scotland)
    • Tô Ích Nhân (Đài Loan)
    • Łukasz Szumowski (Ba Lan)
    • Theresa Tam (Canada)
    • Anders Tegnell (Thụy Điển)
    • Sotiris Tsiodras (Hy Lạp)
    • Harsh Vardhan (Ấn Độ)
    • Carla Vizzotti (Argentina)
    • Vlad Voiculescu (România)
    • Chris Whitty (Anh Quốc)
    • Lawrence Wong (Singapore)
    • Trang Ngân Thanh (Đài Loan)
    • Jeffrey Zients (Hoa Kỳ)
    Khác
    Tử vong
    • Thể loại Thể loại
    • Cổng thông tin
    • Cổng thông tin Trung Quốc
    • Cổng thông tin Y học
    • Cổng thông tin Bệnh virus corona 2019