Disaccharide

Sucroza, một disaccharide thông dụng

Disaccharide, tên Việt hóa Disaccarit hay đường đôi, là một loại đường (thực phẩm) có cấu tạo từ hai monosaccharide 1. "Disaccharide" là một trong bốn nhóm cacbohydrate (monosaccharide, disaccharide, oligosaccharide và polysaccharide).

Phân loại

Có hai loại disaccharide cơ bản: disaccharide khử là disaccharide có một trong hai đơn vị monosaccharide có nhóm sxetal tự do; và disaccharide không khử là disaccharide có cả hai đơn vị monosaccharide không có nhóm semiaxetal tự do 2.

Sự tạo thành

Disaccharide được tạo thành khi hai đường liên kết với nhau và phân tử nước được tách ra. Ví dụ: đường sữa (lactoza) được tạo thành từ glucoza và galactozơ trong khi đường kính (sucroza) được tạo thành từ glucoza và fructoza.

Hai đơn vị monosaccharide được liên kết với nhau nhờ phản ứng tách nước dẫn đến việc mất một phân tử nước và tạo thành liên kết glicozit.

Tính chất

Liên kết glicozit có thể được tạo thành giữa bất kì nhóm hidroxyl nào của phân tử monosaccharide. Vì vậy, thậm chí khi cả hai đơn vị monosaccharide giống nhau (ví dụ glucoza), nếu vị trí nhóm hidroxyl ở nguyên tử cacbon thứ nhất khác nhau hay dạng của đơn vị monosaccharide khác nhau (α- hay β-) cũng có thể làm tính chất vật lý và hoá học khác nhau.

Dựa vào cấu tạo của đơn vị monosaccharide, disaccharide có thể trong suốt, tan trong nước, có vị ngọt, hoặc dính.

Một số disaccharide thông dụng

Disaccharide Đơn vị monosaccharide thứ nhất Đơn vị monosaccharide thứ hai Liên kết
Sucroza (đường mía) glucoza fructoza α (1→2)
Lactoza (đường sữa) galactoza glucoza β (1→4)
Maltoza glucoza glucoza α (1→4)
Trehaloza glucoza glucoza α (1→1)
Xenlobioza glucoza glucoza β (1→4)

Maltoza và xenlobioza là sản phẩm của sự thủy phân polysaccharide, tinh bột và cellulose.

Các disaccharide ít thông dụng hơn bao gồm:

Disaccharide Đơn vị monosaccharide Liên kết
Gentiobioza hai monome glucoza β (1→6)
Isomaltoza hai monome glucoza α (1→6)
Kojibioza hai monome glucoza α (1→2)3
Lamina riboza hai monome glucoza β (1→3)
Manobioza hai monome manoza α (1→2),
α (1→3),
α (1→4)
hoặc α (1→6)
Melibioza một monome glucoza và một monome galactoza α (1→6)
Nigeroza hai monome glucoza α (1→3)
Rutinoza một monome rhamnoza và một monome glucoza α (1→6)
Xilobioza hai monome xilopiranoza β (1→4)

Tham khảo

  • 1 International Union of Pure and Applied Chemistry (IUPAC), Compendium of Chemical Terminology.
  • 2 Disaccharides and Oligiosaccharides Lưu trữ 2018-11-18 tại Wayback Machine. Truy cập 2008-01-29.
  • 3 Matsuda, K. (tháng 11 năm 1957). "Kojibiose (2-O-alpha-D-Glucopyranosyl-D-Glucose): Isolation and Structure: Chemical Synthesis".

Liên kết ngoài

MeSH Disaccharides

  • x
  • t
  • s
Các loại carbohydrat
Chung
  • Aldose
  • Ketose
  • Furanose
  • Pyranose
Hình học
  • Anomer
  • Cấu trúc cyclohexan
  • Mutarotation
Monosaccharide
Diose
  • Aldodiose
    • Glycolaldehyde
Triose
  • Aldotriose
    • Glyceraldehyde
  • Ketotriose
    • Dihydroxyacetone
Tetrose
  • Aldotetrose
    • Erythrose
    • Threose
  • Ketotetrose
    • Erythrulose
Pentose
  • Aldopentose
    • Arabinose
    • Lyxose
    • Ribose
    • Xylose
  • Ketopentose
    • Ribulose
    • Xylulose
  • Đường deoxy
Hexose
Heptose
  • Ketoheptose
    • Mannoheptulose
    • Sedoheptulose
Trên 7
  • Octose
  • Nonose
    • Axit neuraminic
Nhiều saccharide
Disaccharide
Trisaccharide
  • Maltotriose
  • Melezitose
  • Raffinose
Tetrasaccharide
Other
oligosaccharide
  • Acarbose
  • Fructooligosaccharide (FOS)
  • Galactooligosaccharide (GOS)
  • Isomaltooligosaccharide (IMO)
  • Maltodextrin
Polysaccharide
  • Thể loại Thể loại