Một trăm ngày của Canada

Một trăm ngày của Canada – 1918
Một phần của Mặt trận phía Tây trong Chiến tranh thế giới thứ nhất
Những thắng lợi của phe Hiệp ước vào cuối năm 1918
Thời gian8 tháng 811 tháng 11 năm 1918
Địa điểm
Amiens, Pháp tới Mons, Bỉ
Kết quả Khối Hiệp ước giành chiến thắng lớn.[1]
Tham chiến
Canada Canada  Đế quốc Đức
Chỉ huy và lãnh đạo
Canada Arthur Currie Đế quốc Đức Erich Ludendorff
Đế quốc ĐứcGeorg von der Marwitz
Lực lượng
Canada 4 sư đoàn (xấp xỉ 100.000 lính) Đế quốc Đức 47 sư đoàn (không rõ quân số)
Thương vong và tổn thất
45.835 quân thương vong.[2] Không rõ
  • x
  • t
  • s
Tổng tấn công Một trăm ngày
Amiens • Ailette • Somme lần hai • Arras lần hai • Scarpe 1918 • Mont St Quentin • Havrincourt • Saint-Mihiel • Épehy • Canal du Nord • Kênh St. Quentin • Meuse-Argonne • Ypres lần năm • Beaurevoir • Cambrai lần hai • Courtrai • Sông Selle • Sông Sambre

Một trăm ngày của Canada (Canada’s Hundred Days) là hàng loạt các cuộc tấn công do Quân đoàn Canada thực hiện dọc theo Mặt trận phía Tây trong cuộc Tổng tấn công Một trăm ngày thời Chiến tranh thế giới thứ nhất, kéo dài từ ngày 8 tháng 8 cho đến ngày 11 tháng 11 năm 1918[3]. Giai đoạn này được gọi là "Một trăm ngày của Canada" là do vai trò to lớn của Quân đoàn Canada thuộc Tập đoàn quân số 1 của Anh trong việc đánh bại và/hoặc buộc quân đội Đế quốc Đức phải triệt thoái trong hàng loạt những trận đánh quan trọng từ Amiens tới Mons đã cùng với những chiến dịch tấn công khác của khối Hiệp ước dẫn đến thất bại cuối cùng và sự đầu hàng của Đức. Trong thời gian này, Quân đoàn Canada đã chiến đấu tại Amiens, Arras, Tuyến phòng thủ Hindenburg, Canal du Nord, Rừng Bourlon, Cambrai, Denain, Valenciennes và sau cùng là tại Mons, trong những ngày cuối cùng của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. Về mặt quân số, trong suốt 96 ngày này, 4 sư đoàn vượt quá giới hạn quân số (hay sư đoàn nặng) của Quân đoàn Canada với khoảng 100.000 binh lính, và phần còn lại của các lực lượng phe Hiệp ước, đã giao chiến và đánh bại hoặc buộc các thành phần thuộc 47 sư đoàn của Đức (chiếm 1/4 binh lực của Đức trên Mặt trận phía Tây) phải phải bỏ chạy.[4] Cuộc Tổng tấn công Một trăm ngày đã đưa danh tiếng của Quân đoàn Canada lên đến đỉnh cao chưa từng thấy, và người chỉ huy của họ là Ngài Arthur Currie được tán dương trên toàn đế quốc Anh.[5]

Tuy nhiên, những thắng lợi của quân Canada đã đem lại cho họ một cái giá đắt[6], và cho đến khi chiến dịch kết thúc thì quân đoàn chỉ còn bộ khung. Một số binh lính Canada đã tố cáo Currie là kẻ mổ thịt người Canada để lấy lòng chủ nhân của mình là người Anh.[5] Mặc dù vậy, tổn thất của Quân đoàn Canada được xem là cái giá cần thiết để kết thúc chiến tranh trong năm 1918.[1]

Tham khảo

Ghi chú

Chú giải

  1. ^ a b Brown, Robert Craig; MacKenzie, David Clark, trang 56
  2. ^ Tim Cook, Shock Troops: Canadians fighting the Great War 1917–1918, (Toronto: Penguin Publishers, 2008), 579.
  3. ^ Lieutenant-Colonel John Conrad, các trang 53-54.
  4. ^ On Track Spring 2006, Volume 11, Number 1, page 13” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2012.
  5. ^ a b Ekins, Ashley, các trang 220-221.
  6. ^ Tim Cook, Canadian Official Historians and the Writing of the World Wars, 2005, University of New South Wales[liên kết hỏng]

Đọc thêm

  • Brown, Ian M. (1994). “Not Glamorous, But Effective: The Canadian Corps and the Set-Piece Attack, 1917–1918” (PDF). Journal of Military History. Lexington, Virginia: Society for Military History. 58 (3): 421–444. doi:10.2307/2944133. JSTOR 2944133.
  • Orgill, Douglas (1972). Armoured onslaught: 8th August 1918. New York: Ballantine Books. ISBN 0-345-02608-X.
  • Dancocks, Daniel George (1987). Spearhead to Victory—Canada and the Great War. Hurtig Publishers. tr. 294. ISBN 0-88830-310-6.
  • Christie, Norm M (1997). For King and Empire, The Canadians at Arras, August – September 1918. CEF Books. ISBN 1-896979-43-2. OCLC 60369666.
  • Christie, Norm M (1997). For King and Empire, The Canadians at Cambrai and the Canal du Nord, August – September 1918. CEF Books. ISBN 1-896979-16-5.
  • Conrad, John D (2005). “Canadian Corps logistics during the Last Hundred Days, August–November 1918” (PDF). Canadian Army Journal. 8.2: 86–98. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2012. Đã định rõ hơn một tham số trong |author=|last= (trợ giúp)
  • Schreiber Shane B. (2004). Shock Army of the British Empire: the Canadian Corps in the last 100 days of the Great War. St. Catharines, Ontario: Vanwell. ISBN 1-55125-096-9.
  • Stanley, George Francis Gillman (1960). Canada's soldiers: the military history of an unmilitary people. Toronto: Macmillan. OCLC 22878242.
  • Conrad, Lieutenant-Colonel John (1 tháng 6 năm 2008). What the Thunder Said: Reflections of a Canadian Officer in Kandahar. Dundurn. OCLC 1770704035.
  • Ekins, Ashley (5 tháng 7 năm 2010). 1918 Year of Victory: The End of the Great War and the Shaping of History. ReadHowYouWant.com. OCLC 1458752305.
  • Brown, Robert Craig; MacKenzie, David Clark, Canada And The First World War: Essays In Honour Of Robert Craig Brown, University of Toronto Press, 2005. ISBN 0802084451.

Xem thêm

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • Cổng thông tin Lịch sử
  • Cổng thông tin Quân sự
  • Cổng thông tin Canada
  • Cổng thông tin Đức