Trận Canal du Nord

Trận chiến Canal du Nord
Một phần của Tổng tấn công Một trăm ngày thời Chiến tranh thế giới thứ nhất

Công binh Canada xây cầu bắc qua kênh Canal du Nord, tháng 9 năm 1918
Thời gian27 tháng 91 tháng 10 năm 1918
Địa điểm
Canal du Nord
Kết quả Phe Hiệp Ước đột phá chiến tuyến Canal du Nord của quân đội Đức.[1]
Tham chiến

 Liên hiệp Anh

  •  Canada
  •  New Zealand
 Đức
Chỉ huy và lãnh đạo
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Henry Horne
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Julian Byng
Đế quốc Đức Otto von Below
Đế quốc Đức Georg von der Marwitz
Lực lượng
13 sư đoàn ?
Thương vong và tổn thất
Canada 13.500 quân thương vong [2]
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Tương đương với Canada [2]
Hơn 10.000 quân bị bắt [2]
  • x
  • t
  • s
Tổng tấn công Một trăm ngày
Amiens • Ailette • Somme lần hai • Arras lần hai • Scarpe 1918 • Mont St Quentin • Havrincourt • Saint-Mihiel • Épehy • Canal du Nord • Kênh St. Quentin • Meuse-Argonne • Ypres lần năm • Beaurevoir • Cambrai lần hai • Courtrai • Sông Selle • Sông Sambre

Trận Canal du Nord là một phần của chiến dịch tổng tấn công của quân đội phe Hiệp Ước nhằm vào các vị trí phòng ngự của quân đội Đức trên Mặt trận phía Tây trong cuộc Tổng tấn công Một trăm ngày thời Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trận đánh đã diễn ra tại miền Nord-Pas-de-Calais của Pháp, dọc theo một khúc kênh Canal du Nord và ở vùng ngoại ô Cambrai từ ngày 27 tháng 9 cho đến ngày 1 tháng 10 năm 1918. Để ngăn ngừa nguy cơ quân Đức tập trung lực lượng dự bị của mình để chống lại một đợt tấn công duy nhất của khối Hiệp Ước, cuộc tấn công dọc theo kênh Canal du Nord đã được phát động như là một trong hàng loạt các cuộc tấn công liên tiếp của khối Hiệp Ước tại các vị trí riêng rẽ dọc theo Mặt trận phía Tây. Trận chiến Canal du Nord đã nổ ra một ngày sau Chiến dịch tấn công Meuse-Argonne, một ngày trước một chiến dịch tấn công tại khu vực Flanders thuộc Bỉ và hai ngày trước Trận kênh St. Quentin.[3]

Vị trí tấn công nằm trực tiếp dọc theo ranh giới các tập đoàn quân số 1 và số 3 của Anh. Cả hai tập đoàn quân đều mang trọng trách tiếp tục bước tiến đã khởi đầu với trận chiến tuyến Drocourt-Quéant, trận Havrincourt và trận Epehy. Khi ấy, tập đoàn quân số 2 của Anh đang đã hoạt động trong một khuôn khổ mà theo đó nhiệm vụ chính của họ là dẫn đầu cuộc vượt kênh Canal du Nord và yểm trợ sườn phải của Tập đoàn quân số 3 của Anh trong khi cả hai tập đoàn quân đều tiến về Cambrai. Ngoài ra, Tập đoàn quân số 3 cũng mang trách nhiệm nắm giữ kênh Escaut (Scheldt) Canal làm bàn đạp để hỗ trợ Tập đoàn quân số 4 của Anh trong trận St. Quentin.

Cuộc tấn công đã mở màn vào ngày 27 tháng 9 năm 1918, theo sau một hàng rào pháo di động dày đặc. Ban đầu, đợt tấn công đã giành thắng lợi toàn diện:[4] các sư đoàn số 1 và số 4 của Canada đã vượt kênh mà chỉ chịu thiệt hại nhẹ. Quân đội Canada thành công đến mức mà khi một sư đoàn Anh ở bên trái tiến công vào buổi trưa, họ đã vượt được kênh mà không vấp phải một sự kháng cự nào.[2] Song, trong những ngày sau, hàng rào pháo di động của phe Hiệp Ước đã trở nên tản mác.[5] Vào ngày 28 tháng 9, các tập đoàn quân số 1 và số 3 của Anh tiếp tục giành một số thắng lợi, trong đó Tập đoàn quân số 3 của Anh đã đến được vùng ngoại ô Cambrai[2]. Chỉ trong vòng 2 ngày, 2 tập đoàn quân Anh đã tiến được 6 dặm Anh và cuộc kháng cự của quân Đức đã trở nên quyết liệt.[6] Trong vài ngày hôm sau, phe Hiệp Ước tấn công với thắng lợi nhỏ,[4]người Anh đã chấm dứt chiến dịch vào ngày 1 tháng 10. Mặc dù đem lại thiệt hại nặng nề cho phe Hiệp Ước, song, chiến thắng Canal du Nord cùng với những chiến thắng khác của họ tại Mặt trận phía Tây và Chiến dịch Balkan đã khẳng định với giới chỉ huy quân sự Đức rằng phần thắng không thể thuộc về Đức.[2]

Chú thích

  1. ^ Hew Strachan, World War 1: A History, trang 288
  2. ^ a b c d e f Spencer C. Tucker, Priscilla Mary Roberts, The Encyclopedia of World War I [5 Volumes]: A Political, Social, and Military History, các trang 259-260.
  3. ^ Tucker 1996, tr. 421–422.
  4. ^ a b Mark D. Zuehlke, C. Stuart Danie, The Canadian Military Atlas: The Nation's Battlefields From The French And Indian Wars To Kosovo, trang 141
  5. ^ Ashley Ekins (biên tập), 1918 - Year of Victory: The End of the Great War and the Shaping of History, các trang 173-175.
  6. ^ Peter Simkins, The First World War (3): The Western Front 1917-1918, trang 72

Tham khảo

  • Edmonds, James (1947), Military Operations. France and Belgium, 1918. Vol V. 26 September-11 November. The Advance to Victory, London: Imperial War Museum and Battery Press
  • Farr, Don (2007), The Silent General: A Biography of Haig's Trusted Great War Comrade-in-Arms, Solihull: Helion & Company Limited, ISBN 1-874622-99-X
  • Nicholson, Gerald W. L. (1962), Official History of the Canadian Army in the First World War: Canadian Expeditionary Force 1914–1919 (PDF), Ottawa: Queen's Printer and Controller of Stationary, Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 8 năm 2011, truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2011
  • Travers, Timothy (1992), How the War Was Won Command and Technology in the British Army on the Western Front: 1917-1918, London: Routledge, ISBN 0-415-07628-5
  • Tucker, Spencer biên tập (1996), The European powers in the First World War: an encyclopedia, New York: Garland Publishing, ISBN 0-8153-0399-8
  • Zuehlke, Mark (2006), Canadian Military Atlas: Four Centuries of Conflict from New France to Kosovo, Toronto: Douglas & McIntyre Publishers, ISBN 1-55365-209-6

Liên kết ngoài

  • x
  • t
  • s
Châu Âu – Trung Đông – Châu Phi – Châu Á-Thái Bình Dương – Đại Tây Dương – Địa Trung Hải
Tham chiến
Đế quốc Nga/Chính phủ Lâm thời Nga • Đế quốc Pháp: Pháp, Việt Nam • Đế quốc Anh: Anh, Úc, Canada, Ấn Độ, New Zealand, Newfoundland, Nam Phi • Ý • Romania • Hoa Kỳ • Serbia • Bồ Đào Nha • Trung Quốc • Nhật Bản • Bỉ • Montenegro • Hy Lạp • Armenia • Brazil
Đế quốc Đức • Đế quốc Áo-Hung • Đế quốc Ottoman • Bulgaria
Diễn biến
Trước chiến tranh
Mở màn
Nguyên nhân sâu xa • Vụ ám sát Đại vương công Franz Ferdinand • Khủng hoảng Tháng Bảy
1914
1915
Trận Ypres lần thứ hai • Chiến dịch Gallipoli • Trận Isonzo • Đại Rút lui • Chiếm Serbia • Cuộc vây hãm Kut
1916
Chiến dịch Erzerum • Trận Verdun • Chiến dịch tấn công hồ Naroch • Trận Asiago • Trận Jutland • Trận Somme • Cuộc tổng tấn công của Brusilov • Chiếm Romania
1917
Baghdad thất thủ • Hoa Kỳ tham chiến • Trận Arras thứ hai • Cuộc tổng tấn công của Kerensky • Trận Ypres thứ ba • Trận Caporetto • Trận Cambrai
1918
Hiệp định đình chiến Erzincan • Hòa ước Brest-Litovsk • Tổng tấn công Mùa xuân • Tổng tấn công Một trăm ngày • Tổng tấn công Meuse-Argonne • Trận Baku • Trận Megiddo • Trận Vittorio Veneto • Đình chiến với Đức • Đình chiến với Đế quốc Ottoman
Các sự kiện khác
Bạo loạn Maritz (1914–1915) • Angola (1914–1915) • Âm mưu Hindu–Đức (1914–1919) • Khởi nghĩa Ireland (1916) • Cách mạng Nga (1917) • Nội chiến Phần Lan (1918)
Sau chiến tranh
Nội chiến Nga (1917–1921) • Chiến tranh giành độc lập Ukraina (1917–1921) • Chiến tranh Armenia–Azerbaijan (1918–1920) • Chiến tranh Georgia–Armenia (1918) • Cách mạng và can thiệp tại Hungary (1918–1920) • Cách mạng Đức (1918–1919) • Chiến tranh Hungary-Romania (1918–1919) • Khởi nghĩa Wielkopolska (1918–1919) • Chiến tranh giành độc lập Estonia (1918–1920) • Chiến tranh giành độc lập Latvia (1918–1920) • Chiến tranh giành độc lập Lithuania (1918–1920) • Chiến tranh Anh-Afghanistan lần thứ ba (1919) • Chiến tranh Ba Lan–Ukraina (1918–1919) • Chiến tranh Nga-Ba Lan (1919–1921) • Chiến tranh giành độc lập Ireland (1919–1921) • Chiến tranh giành độc lập Thổ Nhĩ Kỳ và Chiến tranh Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ (1919–1923) • Chiến tranh Ba Lan-Lithuania (1920) • Nga Xô viết xâm lược Georgia (1921) • Nội chiến Ireland (1922–1923)
Khía cạnh khác
Tổng quan
Giao tranh quân sự • Hải chiến • Không chiến • Ném bom chiến lược • Mật mã • Sử dụng ngựa • Hơi độc • Đường xe lửa • Khoa học kỹ thuật • Chiến tranh chiến hào • Chiến tranh toàn diện • Danh sách các cựu binh sống sót của Chiến tranh thế giới thứ nhất
Các ảnh hưởng/
Tội ác chiến tranh
Thương vong • Bệnh cúm Tây Ban Nha • Vụ thảm sát Bỉ • Dân Ottoman: (Diệt chủng Armenia • Diệt chủng Assyria • Diệt chủng Hy Lạp) • Phụ nữ • Văn học
Hiệp ước/
Hòa ước
Chia cắt đế quốc Ottoman • Sykes-Picot • St.-Jean-de-Maurienne • Pháp-Armenia • Damascus • Hội nghị hòa bình Paris • Hòa ước Brest-Litovsk • Hòa ước Lausanne • Hòa ước London • Hòa ước Neuilly • Hòa ước St. Germain • Hòa ước Sèvres • Hòa ước Trianon • Hòa ước Versailles
Kết quả
Thể loại  • Chủ đề • Dự án
 Từ điển •  Thông tin •  Danh ngôn •
 Văn kiện và tác phẩm •  Hình ảnh và tài liệu •  Tin tức

Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến các trận chiến này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • Cổng thông tin Lịch sử
  • Cổng thông tin Đức
  • Cổng thông tin Anh
  • Cổng thông tin Quân sự