Sonbef

Sonbef
Senbef, Amenemhat Senbef
Con dấu trụ lăn có mang tước hiệu hoàng gia của Sonbef, được vẽ bởi Flinders Petrie.[1][2]
Con dấu trụ lăn có mang tước hiệu hoàng gia của Sonbef, được vẽ bởi Flinders Petrie.[1][2]
Pharaon
Vương triều4 năm, 1800–1796TCN[3] hoặc 1799–1795TCN[1] (Vương triều thứ 13)
Tiên vươngSekhemre Khutawy Sobekhotep
Kế vịNerikare (Ryholt) hoặc Pantjeny (von Beckerath)
Tên ngai (Praenomen)
Sekhemkare
Sḫm-k3-Rˁ
Vĩ đại khi là Ka của Ra
M23
t
L2
t
<
N5sS42D28
>
Tên riêng
Amenemhat [Sa] Sonbef
Jmn-m-ḥ3.t [s3]snb.f
[con trai của] Amenemhat Sonbef[4]
G39N5<
imn
n
mHAt
t
sn
b
f
>
Tên Horus
Mehibtawy
Mḥ-jb-t3.wj
Người được sủng ái của hai vùng đất
Ngài là người được hai vùng đất kỳ vọng
G5
mH
ib
N16
N16
Tên Nebty
(hai quý bà)
Itisekhemef
Jṯj-sḫm=f
Ngài là người nắm giữ quyền lực của mình
G16V15Y8f

cuộn giấy cói Turin:
Sekhemkare A[menemhat Sonbe]f
Sḫm-k3-Rˁ J[mn-m-ḥ3.t snb].f
Vĩ đại khi là Ka của Ra, con trai của A[menemhat Sonbe]f
V10AN5Y8D28Z1V11AG7imn
n
HASHf
[5]

Mehibtawy Sekhemkare Amenemhat Sonbef (cũng là Amenemhat Senbef) là một vị pharaon Ai Cập thuộc vương triều thứ 13 trong Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Hai. Theo các nhà Ai Cập học Kim Ryholt, Jürgen von Beckerath và Darrell Baker, ông là vị vua thứ hai của vương triều này, trị vì từ năm 1800 TCN cho tới năm 1796 TCN.[3][4][6][7]

Danh tính

Có một cuộc tranh luận giữa các nhà Ai Cập về việc liệu rằng Sekhemkare Sonbef có phải chính là vị vua Sekhemkare Amenemhat V, vị vua thứ tư của vương triều thứ 13 hay không. Quả thực, Sonbef đã tự gọi mình là "Amenemhat Sonbef"; đây có thể là một cái tên kép, nhưng cũng có thể là một mối quan hệ cha con Con trai của Amenemhat Sonbef, mà được cả Ryholt và Baker xem như là bằng chứng cho thấy rằng Sonbef là một người con trai của Amenemhat IV và là một người em trai của Sekhemre Khutawy Sobekhotep, người sáng lập nên vương triều thứ 13.[3][4] Như vậy, họ coi Sonbef và Amenemhat V là hai vị vua khác nhau, một quan điểm còn được chia sẻ bởi Jürgen von Beckerath.[3][4][6][7] Ryholt và Baker hơn nữa khẳng định rằng sự cai trị của Sonbef và Amenemhat đã bị ngăn cách bởi triều đại sớm nở chóng tàn của Nerikare, trong khi von Beckerath tin rằng Sekhemre Khutawy Pantjeny là người đã trị vì giữa hai vị vua này.[6][7] Đối lập với quan điểm trên, Detlef Franke và Stephen Quirke tin rằng Amenemhat V và Sonbef là một và cùng là một người.[8][9] Franke và những người khác xem "Amenemhat Sonbef" như là một tên kép. Quả thực, việc đặt tên kép vốn phổ biến ở Ai Cập và đặc biệt là vào giai đoạn cuối vương triều thứ 12 và 13.[10]

Chứng thực

Sonbef được chứng thực ở cột thứ 7, hàng thứ sáu của cuộn giấy cói Turin, tại đó ông xuất hiện như là "Sekhemkare [Amenemhat Sonbe]f".[3] Mặc dù là một vị vua của vương triều thứ 13, Sonbef chắc chắn đã trị vì từ Itjtawy ở Faiyum, những chứng thực duy nhất cùng thời của ông lại đến từ phía nam của Thebes.[4] Chúng bao gồm một con dấu bọ hung không rõ nguồn gốc, một con dấu trụ lăn đến từ bộ sưu tập Amherst và ngày nay nằm tại bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan,[1] và hai khối đá được chạm khắc đến từ El-Tod mà trên đó ông xuất hiện dưới tên gọi Sekhemkare. Hai ghi chép mực nước sông Nile cũng còn được quy cho thuộc về ông, một đến từ Askut và có niên đại vào năm trị vì thứ ba của ông, và một cái khác đến từ Semna ở Nubia, có niên đại vào năm trị vì thứ 4.[3] Một ghi chép bị hư hại nặng khác nữa đến từ Semna và có niên đại thuộc về một năm thứ 5 có thể cũng thuộc về ông.[4] Tuy nhiên, những ghi chép sông Nile này thuộc quyền sở hữu của ai hiện vẫn còn nằm trong sự nghi ngờ, vì chúng chỉ có mang tên prenomen Sekhemkare, mà Amenemhat V cũng mang. Nhà Ai Cập học và khảo cổ học Stuart Tyson Smith đã nghiên cứu những ghi chép này và bước đầu quy cho chúng thuộc về Sonbef,[11] nhưng sau đó đã thay đổi quan điểm của ông ta và quy cho chúng thuộc về Amenemhat V.[12]

Chú thích

  1. ^ a b c Cylinder seal of Amenemhat Senbef at the MET Museum.
  2. ^ Flinders Petrie: Scarabs and cylinders with names (1917), available copyright-free here, pl. XVIII
  3. ^ a b c d e f K.S.B. Ryholt: The Political Situation in Egypt during the Second Intermediate Period, c. 1800 – 1550 BC, Carsten Niebuhr Institute Publications, vol. 20. Copenhagen: Museum Tusculanum Press, 1997
  4. ^ a b c d e f Baker, Darrell D. (2008). The Encyclopedia of the Pharaohs: Volume I - Predynastic to the Twentieth Dynasty 3300–1069 BC. Stacey International. tr. 457–458. ISBN 978-1-905299-37-9.
  5. ^ Alan H. Gardiner: The royal canon of Turin. Griffith Institute, Oxford 1997, ISBN 0900416483, Vol 3.
  6. ^ a b c Jürgen von Beckerath: Untersuchungen zur politischen Geschichte der Zweiten Zwischenzeit in Ägypten, Glückstadt, 1964
  7. ^ a b c Jürgen von Beckerath: Chronologie des pharaonischen Ägyptens, Münchner Ägyptologische Studien 46. Mainz am Rhein, 1997
  8. ^ Detlef Franke: Zur Chronologie des Mittleren Reiches (12.-18. Dynastie) Teil 1: Die 12. Dynastie, in Orientalia 57 (1988)
  9. ^ New arrangement of the 13th dynasty, on digital Egypt.
  10. ^ Stephen Quirke: In the Name of the King: on Late Middle Kingdom Cylinders, in: Timelines, Studies in Honour of Manfred Bietak, Leuven, Paris, Dudley, MA. ISBN 90-429-1730-X, 263-64
  11. ^ S. Smith: Askut and the Role of the Second Cataract Forts, in JARCE, vol XXVII
  12. ^ S. Smith: Askut in Nubia: The Economic and Ideology of Egyptian Imperialism in the Second Millenium B.C., Kegan Paul International, London and New York
Tiền nhiệm
Sekhemre Khutawy Sobekhotep
Pharaon của Ai Cập
Vương triều thứ Mười Ba của Ai Cập
Kế nhiệm
Nerikare
  • x
  • t
  • s

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Tiền Vương triều
(trước năm 3150 TCN)
Hạ
Thượng
Sơ triều đại
(3150–2686 TCN)
I
II
Cổ Vương quốc
(2686–2181 TCN)
III
IV
V
VI
Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Nhất
(2181–2040 TCN)

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Trung Vương quốc
(2040–1802 TCN)
XI
Nubia
XII
Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Hai
(1802–1550 TCN)
XIII
XIV
XV
XVI
Abydos
XVII

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Tân Vương quốc
(1550–1070 TCN)
XVIII
XIX
XX
Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Ba
(1069–664 TCN)
XXI
XXII
XXIII
XXIV
XXV

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Hậu nguyên
(664–332 TCN)
XXVI
XXVII
XXVIII
XXIX
XXX
XXXI
Thuộc Hy Lạp
(332–30 TCN)
Argead
Ptolemaios