Tiếng Lepcha

Tiếng Lepcha
ᰛᰩᰵ་ᰛᰧᰶᰵ
Khu vựcSikkim, Ấn Độ; rải rác ở Nepal và Bhutan
Tổng số người nói30.000 (2007)[1]
60.000 (2011, theo Ethnologue)[2]
Phân loạiHán-Tạng
Hệ chữ viếtChữ Lepcha và chữ Tạng
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
Sikkim
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3lep
Glottologlepc1244[3]
ELPLepcha
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Tiếng Lepcha hay tiếng Róng (chữ Lepcha: ᰛᰩᰵ་ᰛᰧᰶᰵ; Róng ríng) là một ngôn ngữ Hán-Tạng, ngôn ngữ dân tộc của người Lepcha ở Sikkim và rải rác ở Tây Bengal, Nepal và Bhutan.

Hiện trạng

Người Lepcha là một dân tộc thiểu số ở Sikkim và Tây Bengal của Ấn Độ, cũng như NepalBhutan. Tại nơi nó hiện diện, tiếng Lepcha được nhìn nhận như một ngôn ngữ cổ, có mặt từ trước khi người nói các ngôn ngữ Tạng (Sikkim, Dzongkha, và số khác) và tiếng Nepal di cư đến. Có bốn cộng đồng nói tiếng Lepcha riêng rẽ: Renjóngmú ở Sikkim; Támsángmú ở Kalimpong, Kurseong, và Mirik; ʔilámmú ở huyện Ilam, Nepal; và Promú ở tây nam Bhutan. Số đông người nói tiếng Lepcha sống tại Ấn Độ.[1][4]

Thống kê của Ấn Độ ghi nhận 50.000 người nói tiếng Lepcha,[2] tuy nhiên số người bản ngữ tại Ấn Độ có lẽ là chừng 30.000 người.[1]

Phân loại

Tiếng Lepcha là một ngôn ngữ khó phân loại, George van Driem (2001) đề xuất rằng nó có lẽ gần với nhóm Mahakiranti.[5]

Tiếng Lepcha tự nó cũng cho thấy sự đa dạng trong mình, khi tiếp nhận ảnh hưởng của các ngôn ngữ lớn tại mỗi cộng đồng. Theo Plaisier (2007), những ảnh hưởng từ tiếng Nepaltiếng Sikkim chưa đủ đến gây sự khác biệt phương ngữ.[1]

Roger Blench cho rằng tiếng Lepcha có một lớp nền ngôn ngữ Nam Á, bắt nguồn từ một nhánh Nam Á đã biến mất mà ông gọi là "Rongic" (dựa trên nội danh của người Lepcha).[6]

Đặc điểm

Tiếng Lepcha là một ngôn ngữ Hán-Tạng phi thanh điệu, song nó có những sự nhấn âm và thanh âm mang tính âm vị, được ghi lại bằng chữ Lepcha.[1]:37 Đa phần từ vựng bao gồm những yếu tố đơn âm tiết.[4]

Chữ viết và Latinh hóa

Chữ Lepcha (còn gọi là "róng") là một hệ chữ âm tự với một tập hợp dấu phụ và chữ ghép riêng. Nguồn gốc của hệ chữ này không rõ ràng. Những bản thảo tiếng Lepcha cổ nhất được viết từ trên xuống, cho thấy ảnh hưởng của chữ Hán.[7] Trước khi chữ Lepcha hình thành, văn học Lepcha được viết bằng chữ Tạng.[4]

Có nhiều phương pháp Latinh hóa chữ viết tiếng Lepcha, với hệ thống hiện hành là của Mainwaring (1876). Đa số nhà ngôn ngữ dùng phiên bản sửa đổi của hệ thống Mainwaring. Những nhà ngôn ngữ và lịch sử khác từng dùng những hệ thống dựa trên tiếng Anh, Pháp, hay Đức.[1]

Chú thích

  1. ^ a b c d e f Plaisier, Heleen (2007). A grammar of Lepcha. Tibetan studies library: Languages of the greater Himalayan region. 5. BRILL. ISBN 90-04-15525-2.
  2. ^ a b Tiếng Lepcha tại Ethnologue. 18th ed., 2015.
  3. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Lepcha”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  4. ^ a b c “Lepchas and their Tradition”. Official Portal of NIC Sikkim State Centre. National Informatics Centre, Sikkim. ngày 25 tháng 1 năm 2002. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2011.
  5. ^ van Driem, George (2001). Languages of the Himalayas: An Ethnolinguistic Handbook of the Greater Himalayan Region. Brill. ISBN 90-04-12062-9.
  6. ^ Rongic: a vanished branch of Austroasiatic
  7. ^ Coulmas, Florian (1996). The Blackwell Encyclopedia of Writing Systems. Blackwell. ISBN 0-631-21481-X.

Đọc thêm

  • Plaisier, Heleen (ngày 13 tháng 11 năm 2010). “Information on Lepcha Language and Culture”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2011.
  • Mainwaring, George Byres (1876). A grammar of the Rong (Lepcha) language: as it exists in the Dorjeling and Sikim hills. Daya Publishing House.

Bản mẫu:Sino-Tibetan branches

  • x
  • t
  • s
Ngôn ngữ
chính thức
Cấp liên bang
Danh mục 8 của
hiến pháp Ấn Độ
Chỉ cấp bang
Ngôn ngữ
không
chính thức
lớn
Có hơn
1 triệu người nói
Có 100.000 –
1 triệu người nói
  • Adi
  • Angami
  • Ao
  • Dimasa
  • Halbi
  • Karbi
  • Kharia
  • Kodava
  • Kolami
  • Konyak
  • Korku
  • Koya
  • Kui
  • Kuvi
  • Ladakh
  • Lotha
  • Malto
  • Mishing
  • Nishi
  • Phom
  • Rabha
  • Sema
  • Sora
  • Tangkhul
  • Thadou
  • x
  • t
  • s
Hán-Tạng
Bod
Tạng
Đông Bod
  • Bumthang
    • Kheng
    • Kurtöp
    • Nupbikha
  • Chali
  • Dakpa
  • Dzala
  • Nyenkha
Chưa phân loại
Indo-Arya
  • x
  • t
  • s
Nepal Ngôn ngữ tại Nepal
Chính thức
Ngôn ngữ
bản địa
Hán-Tạng
Kiranti
  • Bahing
  • Bantawa
  • Belhare
  • Chamling
  • Limbu
  • Sampang
  • Sunwar
  • Thulung
  • Vayu
  • Waling
  • Yakkha
Magar
  • Bhujel
  • Chepang
  • Dura
  • Kham
  • Magar
Tamang
Tạng
Khác
  • Baram
  • Dhimal
  • Kaike
  • Lepcha
  • Newar
  • Raji
  • Raute
  • Thangmi
Indo-Arya
Khác
Ngôn ngữ kí hiệu
  • Ngôn ngữ kí hiệu Nepal
  • Ngôn ngữ kí hiệu Ghandruk
  • Ngôn ngữ kí hiệu Jhankot
  • Ngôn ngữ kí hiệu Jumla
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
  • NDL: 00569418