ANZUS

Khối hiệp ước An ninh quân sự Australia - New Zealand - Hoa Kỳ
Thành lập1 tháng 9 năm 1951
LoạiTổ chức quốc phòng quốc tế
Thành viên
3 quốc gia
Ngôn ngữ chính
tiếng Anh

Khối Hiệp ước An ninh quân sự Úc – New Zealand – Hoa Kỳ (tiếng Anh: Australia, New Zealand, United States Security Treaty gọi tắt là ANZUS) là khối quân sự bao gồm Úc và Hoa Kỳ và riêng lẻ giữa Úc và New Zealand. Mục tiêu nhằm hợp tác phòng thủ trước các cuộc tấn công trên Thái Bình Dương, tuy nhiên ngày này nghĩa này được hiểu rộng ra với bất kỳ cuộc tấn công nào trên thế giới.

Cấu trúc của khối hiệp ước

Ban đầu đây là hiệp ước đầy đủ giữa cả ba nước. Tuy nhiên sau cuộc tranh cãi giữa Mỹ và New Zealand về quyền cập cảng New Zealand của các tàu chiến vũ trang hạt nhân Mỹ năm 1984 thì hiệp ước không còn hiệu lực giữa Mỹ và New Zealand nữa. Mặc dù vậy hiệp ước vẫn còn hiệu lực giữa New Zealand và Úc. Vì thế hiện nay Úc là nước duy nhất duy trì hiệp ước với cả hai nước còn lại.

Các hoạt động của khối quân sự này chủ yếu diễn ra giữa hai nước Mỹ và Úc. Các cơ quan phụ trách hệ thống phòng thủ của cả hai nước thường tham gia các cuộc họp thường niên. Cuộc họp này do tổng chỉ huy quân đội Mỹ tại Thái Bình Dương và tổng chỉ lực lượng phòng vệ quốc gia của Úc đứng đầu và chủ trì. Ngoài ra còn có các cuộc thảo luận dân sự và quân sự thường xuyên ở cấp độ thấp hơn. Các cuộc họp hàng năm bàn về vấn đề phòng thủ của ANZUS được diễn ra giữa bộ ngoại giao hai nước, viết tắt là AUSMIN. AUSMIN lần thứ 17 được diễn ra tại Adelaide, Úc và tháng 11 năm 2005

Không giống như NATO, ANZUS không có cấu trúc phòng thủ phối hợp hay một lực lượng chuyên biệt nào. Dù vậy trong hiệp ước quy định một số lượng các hoạt động chung khá đa dạng giữa Mỹ và Úc. Các hoạt động này bao gồm các cuộc tập trận chung trên biển, đối phó với tình huống đổ bộ, tham gia công tác trao đổi và huấn luyện sĩ quan, chuẩn hóa trang thiết bị và học thuyết quân sự. Hai nước cũng tham gia tổ chức vài cơ sở phòng thủ ở Úc, chủ yếu là các trạm mặt đất cho hệ thống cảnh báo sớm qua vệ tinh và trạm thu thông minh thu tin hiệu từ Đông Nam Á và Đông Á, đây là một phần của hệ thống ECHELON.

Trong lịch sử, 3 nước đã cùng nhau tham gia nhiều vấn đề như chiến tranh Việt Nam, Hàn Quốc, Malaysia, ly khai của Đông Timo, phức tạp chính trị ở Đài Loan, hạt nhân của bán đảo Triều Tiên và cuộc chiến chống khủng bố.

Lịch sử và tình hình hiện tại

Khối hiệp ước bắt đầu xuất phát từ mối liên hệ gần gũi về quân sự giữa 3 nước trong thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ II. Vào thời gian khi Úc đang đứng trước nguy cơ bị Nhật Bản xâm chiếm. Kết thúc chiến tranh, Mỹ mong muốn bình thường hóa quan hệ với Nhật Bản, đặc biệt là chiến tranh Nam Bắc Triều Tiên khiến Mỹ và Nhật Bản càng mâu thuẫn. Với sự tham gia của cả Trung Quốc và Liên Xô trong chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh lạnh có nguy cơ trở thành chiến tranh thế giới thứ 3. Tuy nhiên Úc và New Zealand lại cực lực phản đối việc thông qua một hiệp định hoà bình với Nhật Bản, điều mà sẽ cho phép Nhật Bản khả năng tái thiết vũ khí. Cả hai nước chỉ nhượng bộ khi một hiệp ước an ninh ba bên được ký kết với sự chấp nhận của Mỹ.

Hiệp ước được ký kết tại San Francisco vào ngày 1 tháng 9 năm 1951, chuyển thành khối quân sự vào 29 tháng 4 năm 1952. Hiệp ước quy định ba nước sẽ cùng thảo luận và nhìn nhận về bất cứ cuộc tấn công vũ trang nào trong khu vực Thái Bình Dương. Nếu cuộc tấn công được coi là ảnh hưởng đến hòa bình và an ninh của mỗi nước cũng như các nước khác. Hiệp định bắt đầu bằng:"Nhóm sẽ thảo luận chung khi có bất cứ thành viên nào kiến nghị rằng có sự vi phạm toàn vẹn lãnh thổ, độc lập chính trị hoặc an ninh của bất kỳ thành viên nào bị đe trong khu vực Thái Bình Dương ".

Ba quốc gia cũng cam kết sẽ duy trì và phát triển cả riêng lẻ lẫn cùng nhau khả năng chống đỡ các cuộc tấn công.

Đến năm 1985 có sự biến đổi quan trọng trong khối liên minh. New Zealand và Úc đã có mối bất hòa từ lâu với sức mạnh hạt nhân của Pháp và Mỹ, hai nước đã thử nghiệm hạt nhân trên các đảo Nam Thái Bình Dương. Với sự thắng lợi của đảng Lao động ở New Zealand năm 1984, thủ tướng David Lange đã đề ra chính sách ngăn cấm tàu hạt nhân hoặc tàu trang bị vũ khí hạt nhân sử dụng các cảng của New Zealand, trích dẫn về sự nguy hiểm của vũ khí hạt nhân và sự thử bom hạt nhân ở các đảo Nam Thái Bình Dương, đối đầu với chính sách chống lại Liên Xô của tổng thống Mỹ Ronald Reagan. Do Hải quân Mỹ không thừa nhận nhưng cũng không phủ nhận việc có tàu hạt nhân của mình ở các cảng của New Zealand, nên các điều luật có hiệu lực từ chối tất cả các tàu của Hải quân Mỹ. Tháng 2 năm 1985, yêu cầu cập cảng cho tàu USS Buchaman của Mỹ bị New Zealand từ chối do tàu này có khả năng trang bị và phóng ngư lôi hạt nhân. Sau khi thảo luận với Úc và sau khi thương lượng với New Zealand thất bại, Mỹ thông báo đình chỉ vô thời hạn hiệp ước với New Zealand cho đến khi tàu của hải quân Mỹ được phép cập cảng New Zealand trở lại. Cuộc khủng hoảng lúc đó đã trở thành trang đầu của các tờ báo nước Mỹ trong nhiều tuần, trong khi các thành viên nội các cho rằng nước Mỹ đã bị phản bội. Thực tế việc David Lange đã đưa New Zealand rút khỏi ANZUS là không chính xác. Ông không làm gì cả, có điều chính sách của chính phủ New Zealand khiến cho Mỹ quyết định chấm dứt hiệp ước với New Zealand.

Ngày nay Mỹ đang tìm cách nối lại quan hệ với New Zealand, đặc biệt là trong vấn đề Afghanistan và tái thiết Iraq. Trợ lý cho Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề ở Đông Á và Thái Bình Dương phát biểu rằng: "Hơn là cố gắng thay đổi quan điểm của nhau về vấn đề hạt nhân, một vấn đề đã gần như là một di tích, tôi nghĩ chúng ta nên thảo luận về những gì chúng ta có thể làm cùng nhau".

Tham khảo

  • x
  • t
  • s
Thập niên 1940
Thập niên 1950
Bức màn tre • Chiến tranh Triều Tiên • Đảo chính Iran năm 1953 • Khởi nghĩa Đông Đức năm 1953 • Đảo chính Guatemala năm 1954 • Chia cắt Việt Nam • Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần 1 • Hội nghị thượng đỉnh Geneva (1955) • Biểu tình Poznań 1956 • Sự kiện năm 1956 ở Hungary • Khủng hoảng Kênh đào Suez • Khủng hoảng Sputnik • Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần 2 • Cách mạng Cuba • Tranh cãi nhà bếp • Hội nghị Bandung • Tu chính án Bricker • Chủ nghĩa McCarthy • Chiến dịch Gladio  • Học thuyết Hallstein  • Nổi dậy Tây Tạng 1959
Thập niên 1960
Khủng hoảng Congo • Chia rẽ Trung – Xô • Vụ việc U-2 năm 1960 • Sự kiện Vịnh Con Lợn • Bức tường Berlin • Khủng hoảng tên lửa Cuba • Chiến tranh Việt Nam • Đảo chính Brazil năm 1964 • Hoa Kỳ xâm chiếm Cộng hòa Dominica • Chiến tranh biên giới Nam Phi • Chuyển sang Trật tự mới • Thuyết domino • Tuyên bố ASEAN • Nội chiến Lào • Hội đồng Quân sự Hy Lạp 1967–1974 • Chiến tranh Sáu Ngày • Cách mạng Văn hóa • Chiến tranh Trung-Ấn • Mùa xuân Praha • Khối Warszawa tấn công Tiệp Khắc • Chủ nghĩa cộng sản Gulyás • Xung đột biên giới Trung-Xô
Thập niên 1970
Giảm căng thẳng • Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân • Tháng Chín Đen (Jordan) • Nội chiến Campuchia • Chính sách thực dụng • Ngoại giao bóng bàn • Thoả thuận bốn cường quốc về Berlin • Chuyến thăm Trung Quốc của Richard Nixon • Đảo chính Chile 1973 • Chiến tranh Yom Kippur • Đàm phán Giới hạn Vũ khí Chiến lược • Nội chiến Angola • Nội chiến Mozambique • Chiến tranh Ogaden · Chia rẽ Trung Quốc-Albania • Chiến tranh biên giới Việt Nam – Campuchia • Chiến tranh Việt–Trung • Cách mạng Iran • Chiến dịch Kền kền • Chiến tranh giải phóng Bangladesh  • Chuyến bay 902 của Korean Air Lines
Thập niên 1980
Chiến tranh Xô viết tại Afghanistan • Chiến tranh Iran-Iraq • Tẩy chay Olympic năm 1980 và năm 1984 • Công đoàn Đoàn kết • Khủng hoảng Ba Lan 1980-1981 • Contras • Khủng hoảng Trung Mỹ • RYAN • Chuyến bay 007 của Korean Air Lines • Able Archer 83 • Sáng kiến phòng thủ chiến lược • Xâm chiếm Grenada • Cách mạng Sức mạnh Nhân dân • Sự kiện Thiên An Môn • Hoa Kỳ xâm chiếm Panama • Bức tường Berlin sụp đổ • Những cuộc cách mạng 1989 • Glasnost • Perestroika
Thập niên 1990
Xem thêm
Quan hệ Hoa Kỳ-Liên Xô • Quan hệ NATO-Nga
Địa chính trị
Siêu cường quốc • Khối phía Đông • Khối phía Tây • Nhà nước cộng sản • Thế giới tự do • Phong trào không liên kết • Trung Quốc cộng sản • Hội nghị Ba Lục địa 1966 • Địa chính trị dầu mỏ
Tổ chức
Chạy đua
Ý thức hệ
Tuyên truyền
Chính sách
ngoại giao
Học thuyết Truman • Kế hoạch Marshall • Chính sách ngăn chặn • Học thuyết Eisenhower • Thuyết domino • Học thuyết Kennedy • Cùng tồn tại hòa bình • Ostpolitik • Học thuyết Johnson • Học thuyết Brezhnev • Học thuyết Nixon • Học thuyết Ulbricht • Học thuyết Carter • Học thuyết Reagan • Rollback
Mốc sự kiện • Chủ đề • Thể loại • Hình ảnh
  • x
  • t
  • s
Phân loại
Cường quốc kinh tế • Siêu cường năng lượng • Cường quốc thực phẩm • Quyền lực cứng • Sức mạnh quốc gia • Chính trị sức mạnh • Chính trị thực dụng  • Quyền lực thông minh • Quyền lực mềm • Quyền lực bén (Quyền lực nhọn)
Trạng thái
Địa chính trị
Khu vực
Thái bình La Mã • Thái bình Trung Hoa • Thái bình Ottoman
Quốc tế
Học thuyết
Cân bằng quyền lực • Cân bằng quyền lực châu Âu • Trung tâm quyền lực • Thuyết ổn định bá quyền • Lý thuyết về quyền lực • Phân cực • Đề án sức mạnh • Lý thuyết chuyển tiếp quyền lực • Siêu cường thứ hai • Phạm vi ảnh hưởng
Nghiên cứu
Châu Phi
Châu Phi–Châu Á
Châu Mỹ
Châu Á
Châu Âu
Á Âu
Bắc Mĩ–Châu Âu
Châu Phi–Châu Á
–Châu Âu
Châu Phi–Nam Mĩ
Châu Đại Dương
–Thái Bình Dương
Không theo vùng
Toàn cầu