Bức màn tre

Bức màn tre năm 1959. Những đường màu đen mô tả bức màn tre. Chú ý lúc này Lào đang là đồng minh với Hoa Kỳ, khi mà những người cộng sản Pathet Lào còn chưa kiểm soát đất nước. Biên giới của các quốc gia hậu Xô viết không được thể hiện đúng niên đại.

Bức màn tre là một uyển ngữ thời chiến tranh Lạnh cho sự phân chia ranh giới giữa các quốc gia cộng sản và các quốc gia tư bản hoặc phi cộng sản ở Đông Á, đặc biệt là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Cụm từ này thi thoảng được dùng để chỉ khu phi quân sự Triều Tiên chia cắt Triều TiênHàn Quốc hoặc đường biên giới ở Đông Nam Á ngăn cách chủ nghĩa cộng sản và phương Tây.

Trong thời kỳ cách mạng văn hóa, chính quyền Trung Quốc đã ra lệnh hạn chế đi lại qua những ranh giới này, cấm đi vào hoặc ra khỏi quốc gia mà không có sự cho phép rõ ràng từ chính quyền Trung Quốc. Nhiều người tị nạn khi cố gắng đi đến các nước tư bản đã không thể trốn thoát theo cách băng qua "bức màn" này. Thi thoảng khi sự kiểm soát được nới lỏng, đã có nhiều làn sóng người tị nạn vào Hong Kong khi đó còn là thuộc địa của Anh.

Thuật ngữ "bức màn tre" ít được sử dụng hơn cụm từ "bức màn sắt" một phần bởi trong khi "bức màn sắt" gần như cố định trong hơn 40 năm thì "bức màn tre" thay đổi liên tục. Đây cũng là một sự mô tả kém chính xác về tình hình chính trị của châu Á vì không có sự cố kết bên trong Khối cộng sản Đông Á mà cuối cùng đã gây ra chia rẽ Trung-Xô; chính quyền cộng sản Mông Cổ, Việt Nam và sau đó là Lào ủng hộ Liên Xô trong khi chế độ Pol Pot của Campuchia lại trung thành với Trung Quốc. Không lâu sau chiến tranh Triều Tiên, Bắc Triều Tiên tuyên bố không ngả theo bất cứ bên nào. Tuy vẫn từ chối đứng về một bên nhưng Triều Tiên ngày nay đi theo một hướng khác bằng cách tuyên bố đoàn kết với cả Trung Quốc và Nga.

Mối quan hệ được cải thiện giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong giai đoạn sau của chiến tranh Lạnh đã khiến cho thuật ngữ này ít nhiều trở nên lỗi thời[1], trừ khi nó dùng để nói về bán đảo Triều Tiên hoặc sự phân cắt giữa các đồng minh của Mỹ và của Liên Xô ở Đông Nam Á. Ngày nay, khu phi quân sự giữa Hàn Quốc và Triều Tiên được gọi là DMZ. "Bức màn tre" thường được sử dụng hơn để nói đến tình trạng đóng cửa biên giới và kinh tế của Myanmar.[2][3]

Xem thêm

Bức màn sắt

  • x
  • t
  • s
Thập niên 1940
Thập niên 1950
Bức màn tre • Chiến tranh Triều Tiên • Đảo chính Iran năm 1953 • Khởi nghĩa Đông Đức năm 1953 • Đảo chính Guatemala năm 1954 • Chia cắt Việt Nam • Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần 1 • Hội nghị thượng đỉnh Geneva (1955) • Biểu tình Poznań 1956 • Sự kiện năm 1956 ở Hungary • Khủng hoảng Kênh đào Suez • Khủng hoảng Sputnik • Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần 2 • Cách mạng Cuba • Tranh cãi nhà bếp • Hội nghị Bandung • Tu chính án Bricker • Chủ nghĩa McCarthy • Chiến dịch Gladio  • Học thuyết Hallstein  • Nổi dậy Tây Tạng 1959
Thập niên 1960
Khủng hoảng Congo • Chia rẽ Trung – Xô • Vụ việc U-2 năm 1960 • Sự kiện Vịnh Con Lợn • Bức tường Berlin • Khủng hoảng tên lửa Cuba • Chiến tranh Việt Nam • Đảo chính Brazil năm 1964 • Hoa Kỳ xâm chiếm Cộng hòa Dominica • Chiến tranh biên giới Nam Phi • Chuyển sang Trật tự mới • Thuyết domino • Tuyên bố ASEAN • Nội chiến Lào • Hội đồng Quân sự Hy Lạp 1967–1974 • Chiến tranh Sáu Ngày • Cách mạng Văn hóa • Chiến tranh Trung-Ấn • Mùa xuân Praha • Khối Warszawa tấn công Tiệp Khắc • Chủ nghĩa cộng sản Gulyás • Xung đột biên giới Trung-Xô
Thập niên 1970
Giảm căng thẳng • Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân • Tháng Chín Đen (Jordan) • Nội chiến Campuchia • Chính sách thực dụng • Ngoại giao bóng bàn • Thoả thuận bốn cường quốc về Berlin • Chuyến thăm Trung Quốc của Richard Nixon • Đảo chính Chile 1973 • Chiến tranh Yom Kippur • Đàm phán Giới hạn Vũ khí Chiến lược • Nội chiến Angola • Nội chiến Mozambique • Chiến tranh Ogaden · Chia rẽ Trung Quốc-Albania • Chiến tranh biên giới Việt Nam – Campuchia • Chiến tranh Việt–Trung • Cách mạng Iran • Chiến dịch Kền kền • Chiến tranh giải phóng Bangladesh  • Chuyến bay 902 của Korean Air Lines
Thập niên 1980
Chiến tranh Xô viết tại Afghanistan • Chiến tranh Iran-Iraq • Tẩy chay Olympic năm 1980 và năm 1984 • Công đoàn Đoàn kết • Khủng hoảng Ba Lan 1980-1981 • Contras • Khủng hoảng Trung Mỹ • RYAN • Chuyến bay 007 của Korean Air Lines • Able Archer 83 • Sáng kiến phòng thủ chiến lược • Xâm chiếm Grenada • Cách mạng Sức mạnh Nhân dân • Sự kiện Thiên An Môn • Hoa Kỳ xâm chiếm Panama • Bức tường Berlin sụp đổ • Những cuộc cách mạng 1989 • Glasnost • Perestroika
Thập niên 1990
Xem thêm
Quan hệ Hoa Kỳ-Liên Xô • Quan hệ NATO-Nga
Địa chính trị
Siêu cường quốc • Khối phía Đông • Khối phía Tây • Nhà nước cộng sản • Thế giới tự do • Phong trào không liên kết • Trung Quốc cộng sản • Hội nghị Ba Lục địa 1966 • Địa chính trị dầu mỏ
Tổ chức
Chạy đua
Ý thức hệ
Tuyên truyền
Chính sách
ngoại giao
Học thuyết Truman • Kế hoạch Marshall • Chính sách ngăn chặn • Học thuyết Eisenhower • Thuyết domino • Học thuyết Kennedy • Cùng tồn tại hòa bình • Ostpolitik • Học thuyết Johnson • Học thuyết Brezhnev • Học thuyết Nixon • Học thuyết Ulbricht • Học thuyết Carter • Học thuyết Reagan • Rollback
Mốc sự kiện • Chủ đề • Thể loại • Hình ảnh

Tham khảo

  1. ^ Jerry Vondas, "Bamboo Curtain Full of Holes, Pitt Profs Say After China Visits", Pittsburgh Press, ngày 17 tháng 10 năm 1980.
  2. ^ Robert D. Kaplan, "Lifting the Bamboo Curtain", The Atlantic, September 2008. Truy cập February 2009. http://www.theatlantic.com/doc/200809/burma
  3. ^ Martin Petty and Paul Carsten, "After decades behind the bamboo curtain, Laos to join WTO Lưu trữ 2015-02-16 tại Wayback Machine", Reuters, ngày 24 tháng 10 năm 2012.