Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Đương nhiệm
Tập Cận Bình

từ năm 2022
Chức vụChủ tịch nước
Bổ nhiệm bởiNhân đại toàn quốc
Nhiệm kỳ5 năm, không giới hạn số lần tái đắc cử
Người đầu tiên nhậm chứcMao Trạch Đông
Thành lập01 tháng 10 năm 1949

Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (tiếng Trung: 中华人民共和国主席, bính âm: Zhōnghuá Rénmín Gònghéguó Zhǔxí, âm Hán Việt: Trung Hoa nhân dân cộng hòa quốc chủ tịch), gọi tắt là Chủ tịch nước Trung Quốc (中国国家主席 Trung Quốc quốc gia chủ tịch)[1] hoặc Chủ tịch nước (国家主席 quốc gia chủ tịch)[2], là nguyên thủ quốc gia của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Chức vụ này đã được lập ra theo bản Hiến pháp năm 1954. Trước đó, từ ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949-54) chỉ có chức Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Trung ương. Từ năm 1975 không có chức vụ Chủ tịch nước mà vai trò đại diện quốc gia được chuyển sang cho Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc. Hiến pháp năm 1982 lập lại chức vụ chủ tịch nước. Về mặt chính thức, chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa do Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (gọi tắt là Nhân đại toàn quốc) bầu ra theo quy định của điều 62 của Hiến pháp Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Trên thực tế, việc bầu cử này thực chất là bầu cử 'một ứng cử viên'. Ứng cử viên cho chức vụ này được Đoàn chủ tịch Kỳ họp Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc giới thiệu.

Lựa chọn, kế vị và yêu cầu đối với chức chủ tịch nước

Theo Hiến pháp Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, về mặt lý thuyết Nhân đại toàn quốc là cơ quan lập pháp cao nhất có quyền bầu chọn hoặc miễn nhiệm chủ tịch nước. Theo quy định của pháp luật, chủ tịch nước phải là một công dân Trung Quốc có tuổi từ 45 trở lên. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Nhân đại.tương đương với 5 năm.

Chủ tịch nước ban bố các luật và quy định được Nhân đại toàn quốc và Ủy ban Thường vụ Nhân đại toàn quốc thông qua. Chủ tịch nước có quyền bổ nhiệm Thủ tướng Quốc vụ viện, các phó thủ tướng, các ủy viên quốc vụ, các đại sứ, … Chủ tịch nước có quyền ban hành các sắc lệnh, có thể ban bố tình trạng khẩn cấp, và tuyên bố chiến tranh. phó chủ tịch nước giúp việc cho chủ tịch nước.

Trong trường hợp chủ tịch nước qua đời hoặc rời chức, phó chủ tịch nước tự động đảm nhiệm quyền hạn chủ tịch nước. Trong trường hợp cả hai không thể thực hiện nhiệm vụ bình thường, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Nhân đại Toàn quốc sẽ thực hiện nhiệm vụ của chủ tịch nước với vai trò là quyền chủ tịch nước cho đến khi Nhân đại toàn quốc có thể bầu một chủ tịch nước mới.

Vai trò Chủ tịch nước

Chủ tịch nước và Quốc vụ viện

Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, chịu trách nhiệm về đối ngoại của Trung Quốc. Kể từ thập niên 1990, chủ tịch nước chịu trách nhiệm thiết lập chính sách chung và chỉ đạo thực hiện và giao trách nhiệm thực hiện cho Thủ tướng Quốc vụ viện.

Chủ tịch nước và Đảng

Bài viết này là một phần của loạt bài về
Chính trị Trung Quốc

Thế hệ Lãnh đạo
Hiến pháp Trung Quốc
Lãnh đạo Tối cao
Tập thể tối cao
Ý thức hệ
Tổ chức Đảng


Lịch sử Đảng
Quyền lực Hành pháp
Tổ chức Quốc vụ viện

Lịch sử Quốc vụ viện
Nhân Đại
Lập pháp
Tổ chức Nhân Đại Toàn quốc
Chính đảng trong Nhân Đại

  • Luật Nhân Đại
  • Bầu cử Trung Quốc

Lịch sử Nhân Đại
Mặt trận đoàn kết
Tổ chức Chính Hiệp

Lịch sử Chính Hiệp
Hệ tư tưởng
Thế kỷ XXI Trung Quốc

Luật pháp
  • Hiến pháp Trung Quốc
    Ngũ Tứ • Thất Ngũ • Thất Bát • Bát Nhị
    • Chuyên chính dân chủ nhân dân (Điều 1)
    • Tập trung Dân chủ (Điều 3)
    • Tuyên thệ Hiến pháp (Điều 27)
    • Bảo vệ Nhân quyền Trung Quốc (Điều 33)
    • Tự do Tôn giáo Trung Quốc (Điều 36)


  • Nguyên tắc pháp luật Trung Quốc
  • Các bộ luật quan trọng
    • Bộ luật Dân sự
    • Bộ luật Hình sự
    • Luật Hôn nhân
    • Luật Lao động
      Lao động Trung Quốc
      Luật Hợp đồng lao động
    • Luật Sở hữu trí tuệ
    • Luật Tài sản

  • Luật Tổ chức địa phương
Chủ nghĩa xã hội Trung Quốc
Lãnh đạo Nhà nước
Tổ chức Nhà nước
Vì Nhân dân phục vụ
Giải phóng
Tổ chức Quân đội
Lực lượng quân sự

Quân khu

Lịch sử Giải phóng quân tiêu biểu
Chống tham nhũng

Kiểm soát Tư pháp

  • Quản lý Chấp pháp Thành thị
  • Đơn vị khác

Tuyên truyền Trung Quốc

  • Thẩm tra ngôn luận
  • Truyền thông

Chủ nghĩa dân tộc
Hồng KôngMa Cao


  • Ma Cao
    • Tuyên bố chung Trung Quốc – Bồ Đào Nha
    • Luật Cơ bản Ma Cao
    • Chính phủ Ma Cao
    • Chính trị Ma Cao
Trung Quốc – Đài Loan

Khu vực khác
Chính sách đối ngoại




  • Luật Quốc tịch
  • Hộ chiếu Trung Quốc (Hồng Kông, Ma Cao)
  • Yêu cầu thị thực (Hồng Kông, Ma Cao)
  • Chính sách thị thực (Hồng Kông, Ma Cao)
  • Cục Quản lý Di dân Quốc gia

Quan hệ ngoại giao



Kinh tế Trung Quốc

Dân số
Tôn giáo
Trước 1949

Lịch sử Trung Quốc 1949 – 1976

Thời kỳ 1976 – 2012

Thời kỳ kể từ 2012
Phân cấp hành chính
Bí thư Tỉnh ủy (thứ nhất)
Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân (thứ hai)
Chức vụ
Chức vụ cao cấp

Bảng Công vụ viên
  • Quốc gia khác
  • Bản đồ

 Cổng thông tin Trung Quốc

  • x
  • t
  • s

Kể từ thập niên 1990, nhìn chung chủ tịch nước cũng đồng thời là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc. Điều này giúp giảm căng thẳng về quyền lực giữa lãnh đạo cấp cao của ĐảngNhà nước.

Chủ tịch nước và quân đội

Chủ tịch nước cũng đồng thời là chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương. Tuy nhiên năm 2003 Hồ Cẩm Đào đã được bầu làm chủ tịch nước mà phải tới năm sau ông mới được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương.

Danh sách chủ tịch nước

Chủ tịch Chính phủ

Tên Ảnh Tên tiếng Trung Nhiệm kỳ Đảng
Mao Trạch Đông

(1893-1976)

毛泽东 1/10/1949-27/9/1954 Đảng Cộng sản Trung Quốc

Chủ tịch danh dự

Trong vòng khoảng hai tuần trước khi mất (16/5/1981–29/5/1981) bà Tống Khánh Linh được phong chức Chủ tịch danh dự nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Tên Ảnh Tên tiếng Trung Nhiệm kỳ Đảng
Tống Khánh Linh

(1893-1981)

宋庆龄 16/5/1981-29/5/1981 Đảng Cộng sản Trung Quốc

Chủ tịch nước

Thứ tự Tên Tên tiếng Trung Ảnh Nhiệm kỳ Đảng
1 Mao Trạch Đông

(1893-1976)

毛泽东 27/9/1954-27/4/1959 Đảng Cộng sản Trung Quốc
2 Lưu Thiếu Kỳ

(1898-1969)

刘少奇 27/4/1959-31/10/1968 (bị cách chức) Đảng Cộng sản Trung Quốc
Sau khi Lưu Thiếu Kỳ bị cách chức và chết trong tù, chức vụ này bị bỏ trống. Hai Phó Chủ tịch nước cùng đảm nhiệm Quyền Chủ tịch nước trong thời gian từ 31/10/1968 đến 24/2/1972 là Tống Khánh LinhĐổng Tất Vũ. Từ 24/2/1972 đến 17/1/1975, Đổng Tất Vũ đảm nhiệm Quyền Chủ tịch nước (ông qua đời ngày 2/4/1975) thì Chu Đức với tư cách là Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc lên thay thế và trở thành Nguyên thủ quốc gia.Trong giai đoạn 1975 đến 1983 thì người đứng đầu nhà nước là Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc lần lượt theo nhiệm kì là (Chu Đức 1975-1976),(Tống Khánh Linh 1976-1978),(Diệp Kiếm Anh 1978-1983). Lâm Bưu từng muốn lập lại chức vụ Chủ tịch nước nhưng bị Mao Trạch Đông bác bỏ.
3 Lý Tiên Niệm

(1909-1992)

李先念 18/6/1983-8/4/1988 Đảng Cộng sản Trung Quốc
4 Dương Thượng Côn

(1907-1998)

杨尚昆 8/4/1988-27/3/1993 Đảng Cộng sản Trung Quốc
5 Giang Trạch Dân

(1926-2022)

江泽民 27/3/1993-15/3/2003 Đảng Cộng sản Trung Quốc
6 Hồ Cẩm Đào

(1942-)

胡金涛 15/3/2003-14/3/2013 Đảng Cộng sản Trung Quốc
7 Tập Cận Bình

(1953-)

习近平 14/3/2013-Đương nhiệm Đảng Cộng sản Trung Quốc

Các cựu Chủ tịch nước còn sống

Hiện tại có một cựu chủ tịch nước còn sống là Hồ Cẩm Đào và cựu chủ tịch nước qua đời gần đây nhất là Giang Trạch Dân vào ngày 30 tháng 11 năm 2022 ở tuổi 96. Dưới đây là danh sách các cựu chủ tịch nước còn sống được xếp theo thứ tự nhiệm kỳ:

Tham khảo

  1. ^ 中国国家主席首次出访捷克 动画足球等将成亮点, 新浪网, truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2016.
  2. ^ 国家元首制度, 中国网, truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2016.
  • x
  • t
  • s
Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Mao Trạch Đông (1949 - 1959)  · Lưu Thiếu Kỳ (1959-1968)  · Tống Khánh Linh (1968-1972) · Đổng Tất Vũ (1968-1975)  · Tống Khánh Linh (Chủ tịch Danh dự: 1981) · Lý Tiên Niệm (1983-1988) · Dương Thượng Côn (1988-1993) · Giang Trạch Dân (1993-2003) · Hồ Cẩm Đào (2003-2013) · Tập Cận Bình (2013-)