Hệ thống phân loại giải phẫu - điều trị - hóa học

Hệ thống phân loại giải phẫu - điều trị - hoá học được dùng để phân loại thuốc. Hệ thống phân loại này được kiểm soát bởi Trung tâm hợp tác về phương pháp thống kê thuốc của Tổ chức y tế thế giới và được công bố lần đầu năm 1976.[1]

Hệ thống này phân loại thuốc thành các nhóm khác nhau tuỳ theo cơ quan hay hệ thống tác động và/hoặc các đặc tính điều trịhoá học.

Phân loại

Trong hệ thống này, thuốc được phân loại thành 5 bậc:[1]

Bậc 1

Bậc 1 của mã biểu thị nhóm giải phẫu chính và gồm 1 chữ cái. Có 14 nhóm chính:[2]

Tiếng Anh Nội dung
A Alimentary tract and metabolism Đường tiêu hoá và chuyển hoá
B Blood and blood forming organs Máu và các cơ quan tạo máu
C Cardiovascular system Hệ tim mạch
D Dermatologicals Da liễu
G Genito-urinary system and sex hormones Hệ niệu dục và hormone sinh dục
H Systemic hormonal preparations, excluding sex hormones and insulins Các chế phẩm hormone tác dụng toàn thân, trừ hormone sinh dục và insulin
J Antiinfectives for systemic use Thuốc kháng khuẩn tác dụng toàn thân
L Antineoplastic and immunomodulating agents Chống khối u và điều hoà miễn dịch
M Musculo-skeletal system Hệ vận động
N Nervous system Hệ thần kinh
P Antiparasitic products, insecticides and repellents Chế phẩm kháng ký sinh trùng, thuốc diệt và đuổi côn trùng
R Respiratory system Hệ hô hấp
S Sensory organs Các giác quan
V Various Các loại khác

Bậc 2

Bậc 2 của mã biểu thị nhóm điều trị chính và gồm 2 chữ số.

Ví dụ: C03 Lợi tiểu

Bậc 3

Bậc 3 của mã biểu thị phân nhóm dược lí/điều trị và gồm một chữ cái.

Ví dụ: C03C Lợi tiểu trần cao

Bậc 4

Bậc 4 của mã biểu thị phân nhóm hoá học/điều trị/dược lý và gồm 1 chữ cái.

Ví dụ: C03CA Sulfonamide

Bậc 5

Bậc 5 của mã biểu thị chất hoá học và gồm 2 chữ số.

Ví dụ: C03CA01 Furosemide

ATCvet

Hệ thống ATCvet được dùng phân loại thuốc thú y. Mã ATCvet được tạo bằng cách thêm chữ Q và trước mã ATC của thuốc dùng cho người. Ví dụ, furosemide dùng cho thú y có mã QC03CA01.

Một số mã được dùng riêng cho thuốc thú y, như QI Thuốc miễn dịch hay QJ51 Kháng vi khuẩn dùng trong vú.[3]

Tham khảo

  1. ^ a b “Trung tâm hợp tác về phương pháp thống kê thuốc WHO: Giới thiệu hệ thống ATC/DDD”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2009.
  2. ^ Trung tâm hợp tác về phương pháp thống kê thuốc WHO: Chỉ mục ATC/DDD
  3. ^ “Trung tâm hợp tác về phương pháp thống kê thuốc WHO: Giới thiệu hệ thống phân loại ATCvet”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2009.

Liên kết ngoài

  • Trang web ATC chính thức của Trung tâm hợp tác về phương pháp thống kê thuốc WHO
  • ATC Lưu trữ 2009-02-18 tại Wayback Machine
  • x
  • t
  • s
Dược lý học: Các nhóm thuốc chính dựa trên hệ thống phân loại giải phẫu - điều trị - hoá học
Ống tiêu hóa/
chuyển hóa (A)
Máu và các cơ quan
tạo máu (B)
  • Các chất chống đông máu
    • Thuốc chống tiểu cầu
    • Chất chống tạo máu đông
    • Các thuốc phân giải máu đông/sợi fibrin
  • Các chất cầm máu
Hệ tim mạch (C)
  • Antihyperlipidemics
    • Các Statin
    • Các Fibrate
    • Bile acid sequestrants
Da (D)
  • Emollients
  • Cicatrizants
  • Antipruritics
  • Antipsoriatics
  • Medicated dressings
Hệ niệu sinh dục (G)
  • Hormonal contraception
  • Fertility agents
  • SERMs
  • Các hoócmôn sinh dục
Hệ nội tiết (H)
  • Các hoócmôn vùng dưới đồi-tuyến yên
  • Các corticosteroid
  • Hoócmôn sinh dục
  • Các hoócmôn tuyến giáp trạng/chất kháng hoócmôn giáp trạng
Infection and
infestations (J, P, QI)
Bệnh ác tính
(L01-L02)
Bệnh miễn dịch
(L03-L04)
  • Immunomodulators
    • Immunostimulants
    • Immunosuppressants
Cơ, xương,
khớp (M)
Não
hệ thần kinh (N)
Hệ hô hấp (R)
  • Decongestants
  • Bronchodilators
  • Thuốc ho
  • H1 antagonists
Giác quan (S)
Khác (V)